CPCRI báo động đỏ về sự xâm nhập của sâu hại dừa

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Smiley face Lượt xem :1652

Viện Nghiên cứu cây trồng trung ương (CPCRI) vừa báo động đỏ đối với sự xâm nhập của 03 loại sâu hại dừa đang tàn phá nhiều cây dừa trên khắp cả nước.


sâu hại dừa
ảnh minh họa

Sâu hại dừa, cho đến nay vẫn là vấn nạn đối với Maldives, Myanmar, Indonesia và Philippines, là Brontispa longissima, Aspidiotus rigidus và Wallacea sp., và nhiều sâu hại dừa khác. Giám đốc CPCRI P. Chowdappa cho biết: sâu hại dừa có thể tấn công sự an toàn sinh học của cả nước nếu chúng tấn công vào Ấn Độ bởi vì hiện không có biện pháp khống chế hay hóa chất nào có thể khống chế hiệu quả những sâu hại dừa này. Ông đã yêu cầu các hải cảng, sân bay, các cơ quan kiểm dịch và Cục Nông nghiệp và Rau quả cần có những cảnh báo và báo cáo về bất kỳ những gì có liên quan đến các loại sâu hại dừa này cho CPCRI. “Bất cứ sâu hại dừa nào xâm nhập vào cũng đều sẽ là thảm họa bởi vì chúng sinh sản rất nhanh trong thời gian rất ngắn".

Các quy trình kiểm dịch nghiêm khắc cần được thực hiện tại các sân bay và hải cảng để kiểm tra bất kỳ sự xâm nhập nào của những sâu hại dừa này thông qua những cây dừa kiểng hoặc các nguồn gen dừa khác. Chúng có thể lan rộng thông qua những cuộc vận chuyển các cây dừa kiểng và nhiều nguyên liệu trồng dừa khác xuyên biên giới. Brontispa longissima đã gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho sản lượng tại Maldives, Myanmabr và Indonesia, ảnh hưởng đến ngành du lịch từ dừa cũng như sự an toàn trong nghiệp sống của nông dân trồng dừa. Sự tấn công của Aspidiotus rigidus cũng đã gây nhiều tổn hại đáng kể cho ngành dừa của Philippines. “Theo cuộc khảo sát được thực hiện bởi ICAR-CPCRI tại miền nam và Little Andamans cho thấy, sự xuất hiện của một sâu hại dừa mới Wallacea sp. đang tấn công những cây dừa giống tại các vườn ươm dừa. Sâu hại dừa này không thể tồn tại ở những cây dừa trưởng thành nhưng chúng có thể xâm nhập và lan rộng tại những vườn ươm dừa bị bỏ hoang, không được chăm sóc và cũ; và loài sâu hại dừa này đã được tìm thấy ở Indonesia".

Ông Chowdappa cho biết: nếu Brontispa longissima và Aspidiotus rigidus tấn công vào những cây dừa thì lá của những cây dừa sẽ bắt đầu cháy khô và cây dừa không thể sống nổi. Trong khi đó, nếu Wallacea sp. tấn công thì lá của những cây dừa sẽ chuyển sang màu vàng và không thể phát triển được.

Theo Hiệp Hội Dừa Bến Tre
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

Tổng bình luận [ 0 ]


Bình luận của bạn