Vựa Dừa Xiêm Bến Tre Ngọc Lài Mang Đến Sự Tươi Mát Cho Bạn Vựa Dừa Xiêm Bến Tre Ngọc Lài Mang Đến Sự Tươi Mát Cho Bạn
9/10 10 bình chọn

Chèo xuồng khám phá Bến Tre

12:10 |
Đến Bến Tre, bạn có thể tha hồ lênh đênh trên xuồng, nếu chán thì tạt vào cù lao, hái trái cây, bắt cá, thưởng thức vọng cổ hay ngả lưng trên chiếc võng rợp bóng mát đánh một giấc ngon lành.

Chèo xuồng khám phá Bến Tre

Đến Bến Tre, bạn có thể tha hồ lênh đênh trên xuồng, nếu chán thì tạt vào cù lao, hái trái cây, bắt cá, thưởng thức vọng cổ hay ngả lưng trên chiếc võng rợp bóng mát đánh một giấc ngon lành.

cau rach mieu
Cầu Rạch Miễu biểu tượng mới của Bến Tre

Di chuyển

Có 4 hướng đến Bến Tre, một là từ Sài Gòn, hai là từ các tỉnh Nam bộ, ba là từ các tỉnh miền Trung và bốn là từ các tỉnh miền Bắc. Song để tiện lợi, hầu hết du khách miền Bắc và miền Trung đều chọn Sài Gòn làm điểm trung chuyển. Vì thế có thể chia làm hai hướng đến Bến Tre là từ các tỉnh miền Nam và Sài Gòn.

Phương tiện công cộng:

Tại Sài Gòn, bạn có thể mua vé đi Bến Tre ở bến xe miền Tây, giá vé dao động từ 50.000 – 100.000 đồng.

Song rất ít du khách chọn hình thức này mà thường chọn mua tour tham quan một ngày do các công ty du lịch cung cấp với giá dao động từ 250.000 – 350.000 đồng/người (bao gồm tiền xe, tiền ăn, tham quan một số điểm).
keo dua
Tận mắt quy trình chế biến kẹo dừa

Phương tiện cá nhân:

Từ Sài Gòn đi Bến Tre có 3 hướng, một là từ vòng xoay Phú Lâm, hai là đại lộ Nguyễn Văn Linh và ba là cao tốc Trung Lương (mất khoảng 1 giờ).

Ưu điểm của việc di chuyển bằng xe máy là dễ di chuyển giữa các nơi và số tiền bỏ ra cho chuyến đi không nhiều, tầm 200.000 đồng/người.

Bến Tre có ít điểm tham quan, chỉ một ngày là có thể khám phá hết nên thông thường du khách sẽ chọn tour một ngày. Một số khác thích sinh hoạt chung với người dân (xin ngủ nhờ nhà dân). Du khách ở tỉnh xa kết hợp vài tỉnh lân cận trong 2-3 ngày.

Đến Bến Tre vào mùa nào

Mùa nào Bến Tre cũng đẹp, song nếu đi vào những tháng hè (tháng 6, 7, 8), bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh nhiều màu sắc cũng như thưởng thức hàng chục loại trái cây nổi tiếng như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm...

Có hai lễ hội lớn ở Bến Tre là hội đình Phú Lễ và Lễ hội nghinh Ông vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch.

ben tre
Cảnh sông nước đặc trưng ở Bến Tre

Khách sạn, nhà nghỉ

Rất ít du khách có ý định qua đêm ở Bến Tre. Dù vậy, nếu thích, bạn có thể ở tại các khách sạn, nhà nghỉ thuộc thành phố Bến Tre với mức giá từ 100.000 – 350.000 đồng.

Đặc sản của Bến Tre

Nhắc đến Bến Tre, du khách sẽ nghĩ ngay đến vị thơm, béo, đậm đà của kẹo dừa cùng hàng loạt các sản phẩm từ dừa khác như dầu dừa, xà phòng dừa, thủ công mỹ nghệ…Hay các món như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc cùng hàng loạt cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa, bưởi da xanh...

sau rieng cai mon
Sầu riêng Cái Mơn thơm ngon đặc sản nổi tiếng ở Bến Tre 

Các điểm tham quan

Điểm tham quan nổi bật của Bến Tre là 4 cồn Long, Lân, Quy, Phụng. Điều đó tạo nên sự khác biệt trong chuyến đi của bạn là đi bụi bằng đường tàu, xuồng trên kênh rạch thay vì đường bộ.

Trong khi thuyền lênh đênh trên nước, bạn có thể tùy ý chọn một cồn để vào tham quan (giá vé là 20.000 đồng/cồn/người).

Điểm chung của tất cả các cồn là những con đường đất uốn lượn, những vườn trái cây xum xuê trái, bạn có thể mua vé vào vườn ăn thỏa thích hay mua về làm quà. Ngoài thưởng thức trái cây, hình thức be mương bắt cá rồi chế biến thành món ngon cũng sẽ thu hút bạn.

Xét về kiến trúc, trong 4 cồn, nổi bật nhất là cồn Phụng với di tích Đạo Dừa rộng khoảng 1.500m². Nổi bật nhất trong cụm kiến trúc này là sân 9 con rồng; tháp Hòa bình và một cái đỉnh lớn.

Gợi ý cách thức tham quan 4 cồn như sau: Sau khi đến Mỹ Tho, thưởng thức bữa sáng với hủ tíu Mỹ Tho thì đến bến thuê tàu. Từ giá vé và số người mà bạn thỏa thuận giá cả với chủ tàu. Nên tham quan một vòng 4 cồn trước rồi từ từ quyết định tập trung tại một cồn để ăn uống, thư giãn.

Có thể mang theo thức ăn, nước uống hay thuê các cơ sở kinh doanh tại đây nấu bữa trưa. Giá tham khảo khoảng 50.000 – 70.000 đồng/phần ăn.

Nên kết hợp đi tàu lớn trên sông lẫn bè nhỏ trong cách con kênh nhỏ để cảm nhận hết vẻ đẹp của vùng đất này.

Bên cạnh tham quan các cồn trên, bạn có thể tắm biển tại cồn Tiên thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành hay bãi biển Thừa Đức thuộc Bình Đại. Cả hai bãi biển đều là nước đục song bạn sẽ được trải nghiệm cái thú của việc tắm trong hương trái cây ngào ngạt.

Sau khi thỏa thích đùa nghịch với nước, bạn có thể đi dạo đường rừng, bơi xuồng len lỏi trong rừng ngập mặn, ngắm gần 500.000 con cò, vạc cùng với rừng chà là, thảm thực vật tại sân chim Vàm Hồ. Hay nếu chưa thỏa mãn với vườn trái cây ở các cồn, bạn có thể ghé thủ phủ trái cây của Bến Tre - vườn trái cây Cái Mơn.

Ngoài ra, tại Bến Tre cũng có nhiều di tích Phật giáo (chùa Hội Tôn, chùa Tuyên Linh, chùa Viên Minh) và mộ của các nhân vật nổi tiếng (Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản và nữ tướng Nguyễn Thị Định) để bạn tham quan, tìm hiểu.

Nên mang gì khi đi Bến Tre?

Có thể diện bất kỳ loại trang phục nào khi đến Bến Tre.

Các vật dụng, kem chống nắng, chống muỗi.

Nếu thích hay muốn tiết kiệm, có thể mang theo đồ ăn, nước uống.

Một số cung đường thường gặp:

Sài Gòn – Long An – Vĩnh Long – Bến Tre

Sài Gòn – Vĩnh Long – Bến Tre

Sài Gòn – Bến Tre – Cần Thơ

Vũng Tàu - Sài Gòn - Long An - Bến Tre.

Theo Infornet

Cà Mau: Triển vọng mô hình nuôi tôm càng xanh

21:18 |
Mô hình nuôi tôm càng xanh dưới ruộng lúa tập trung nhiều ở các xã Thới Bình, Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng tỉnh Cà Mau.
Ông Lương Minh Toàn ở ấp Bình Minh, xã Biển Bạch Đông nuôi tôm càng xanh từ năm 2012. Thời gian đó, Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình hỗ trợ gia đình ông nuôi thí điểm 3.000 con tôm càng xanh trên đồng lúa hơn 1ha. Sau hơn 3 tháng nuôi, tức ngay thời điểm lúa chín, ông tát ruộng thu hoạch được hơn 170kg tôm bán được 140.000 đồng/kg. Vụ ấy, sau khi trừ chi phí, ông Toàn còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thành công bước đầu ấy là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh vào những vụ tiếp theo với diện tích và số con giống gấp đôi. Như vụ 2014, ông thả 6.000 tôm càng xanh giống trên đồng lúa 2ha vừa lời gần 40 triệu đồng.

Cà Mau: Triển vọng mô hình nuôi tôm càng xanh

Nuôi tôm càng xanh trên đồng lúa khiến tôm sạch và lúa cũng sạch. Ảnh Internet

Ông Trần Thanh Thoàng ở ấp Xóm Mới, xã Biển Bạch Đông cũng vừa thu hoạch xong 2ha lúa và tôm càng xanh. Ông Thoàng cho hay, bán lúa lời 20 triệu đồng còn tôm càng bán giá được 150.000đồng/kg, lời 60 triệu đồng. "Sau khi được tập huấn kỹ thuật, tôi thấy tôm càng xanh dễ nuôi, thích nghi tốt với môi trường nước lợ địa phương, tỷ lệ sống tới khi thu hoạch trên 80%" – ông Thoàng chia sẻ.
Ông Nguyễn Thanh Đen, cán bộ khuyến nông, khuyến ngư xã Biển Bạch Đông, cho biết: Nhà nông địa phương rút kinh nghiệm từ những năm trước đây nên bước vào vụ lúa-tôm năm 2014, nông dân địa phương rửa mặn, xổ phèn đồng ruộng và cả khâu chọn giống lúa, tôm càng xanh rất kỹ. Gặp thời tiết thuận lợi nên cả tôm càng xanh và lúa đều trúng. Mô hình tôm càng xanh dưới ruộng lúa không chỉ tăng nguồn thu trên cùng diện tích canh tác mà còn tạo ra sản phẩm tôm sạch, lúa sạch. Bởi nuôi tôm càng xanh bắt buộc người dân không được sử dụng thuốc trừ sâu, nếu dùng thuốc sẽ làm chết tôm.

Thới Bình là huyện có diện tích sản xuất lúa-tôm lớn nhất ở Cà Mau. Ngoài vùng nuôi tôm sú kết hợp trồng một vụ lúa vào mùa mưa, tại những đồng đất chuyên canh tác lúa, nông dân còn nuôi xen canh tôm càng xanh dưới chân ruộng để tăng thu thu nhập. Mô hình này được ngành chức năng huyện khuyến cáo, nhân rộng trong 3 năm vừa qua. Riêng vụ 2014, nông dân huyện Thới Bình thả tôm càng xanh đến hơn 2.000ha, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Đến gần cuối tháng 1 năm 2015, hầu hết đồng lúa có nuôi tôm càng đã thu hoạch, năng suất 150 - 200 kg/ha, giá ổn định khoảng 150.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, nhà nông cho hay còn lời từ 15 - 25 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, cho biết: Không những trúng tôm càng, vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2014 năng suất cũng đạt khá. Cụ thể, vụ tôm-lúa năm 2014, toàn huyện xuống giống trên 24.700ha (gần 90% chỉ tiêu kế hoạch), tăng gần 600ha so cùng kỳ. Trung tuần tháng 1/2015, hơn phân nửa diện tích lúa trên đất nuôi tôm đã thu hoạch, năng suất bình quân từ 4,5 - 5 tấn/ha, nhiều nơi năng suất đạt gần 6 tấn/ha.

Nguồn internet

Kem bơ - Kem xôi dừa Thái độc lạ phố Lò Đúc

16:55 |

Không biết vì lẽ gì mà ẩm thực Thái Lan lại có sức hấp dẫn rất lớn với người dân Hà thành. Hiện nay, ở Hà Nội những quán đồ ăn Thái mọc lên ngày càng nhiều nhưng để tìm cho mình một địa chỉ ăn ngon thì còn phải xem nhiều yếu tố.



Nắm bắt được tâm lý này, chúng tớ muốn giới thiệu đến các bạn quán Thái Siam nằm ở 20 Lò Đúc. Thực đơn của quán rất đa dạng và phong phú như: chè Cendol, Ice Kacang, Kem xôi dừa Thái, Trà sữa Thái…
Đầu tiên, các bạn nào hảo ngọt hãy thử thưởng thức món chè Cendol ở đây, ăn rồi sẽ muốn ăn thêm nhiều nữa. Nguyên liệu gồm có: sợi cendol, trân châu, ngô mỹ, dừa non, thạch jelly… và nước cốt riêng đúng kiểu Thái mà bất cứ ai đã có dịp tới Thái lan đều sẽ nhớ tới hương vị này.
 
 
Chè Cendol
Cũng có nguồn gốc từ Thái Lan, kem xôi dừa mang đến cho người ăn một cảm giác khác lạ, mát lạnh nhất là những ngày thời tiết mùa hè oi ả.
Kem xôi dừa Thái
Không cho vào ly như các loại kem khác, kem xôi dừa Thái được đựng trong một nửa trái dừa xiêm tươi rất đúng điệu. Thành phần chính của món này tất nhiên là gồm có xôi và kem. Xôi được chọn loại gạo nếp ngon ăn dẻo lại thơm, chan lên một chút nước cốt dừa vừa đủ, kem dừa do quán tự làm nên độ ngọt, ngậy, thơm rất vừa; topping có ngô mỹ, dừa sấy hay đậu phộng ăn kèm.
Quán có 3 loại kem chính cho các bạn lựa chọn: kem vani dừa, kem trà xanh hay là kem sầu riêng. Mới đây, quán còn có thêm cả kem bơ nữa, kem bơ nhiều thịt bơ, ăn rất ngon. Kem bơ cũng là một điểm cộng cho quán “độc và lạ”. Chúng tớ tin chắc rằng các bạn gái sẽ khó cưỡng được sự hấp dẫn của món kem bơ ?
Kem bơ dừa
Nếu bạn là tín đồ của món xôi ngọt Thái Lan, chắc sẽ không lạ gì món xôi xoài hay món xôi mít, xôi sầu riêng. Vị thơm và độ ngọt từ nhiên của trái cây quyện với nước cốt dừa rưới lên xôi ăn kèm đậu phộng sẽ làm chúng ta ăn ngon miệng mà không thấy ngán.
 
Xôi xoài
Thêm vào thực đơn đậm chất Thái của quán Thái Siam là trà Thái lan: vị chanh thảo mộc hoặc trà sữa vị trà xanh là ngon hơn cả, giá từ 19 - 25k. Riêng trà sữa Thái ở quán còn có kem cả kem trà ở trên nữa rất đúng kiểu Thái. Sự kết hợp giữa kem và trà để giải nhiệt thì còn gì bằng.
Trà sữa Thái Lan
Ngoài ra, quán còn có thêm món Panna Cotta – một loại bánh pudding Italy đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Panna Cotta ở đây được nấu theo công thức riêng của quán, độ ngậy của kem tươi, mềm của bánh pudding đều rất vừa ăn, được đựng trong những hũ nhỏ xinh xinh.
Panna Cotta
 
Và rất nhiều đồ uống hấp dẫn khác
 
 
Quán mở cửa từ 9h sáng tới 11h đêm, bất cứ lúc nào cảm thấy nóng các bạn hãy qua Thái Siam để chấm điểm nhé.
Địa chỉ: Thái Siam - 20 Lò Đúc.
Theo Trí thức trẻ

Hàng trăm cây dừa bị đầu độc

15:08 |
Nhiều vườn dừa đang cho trái bỗng vàng lá, dần chết khô. Trên thân cây có nhiều lỗ thủng, mùi thuốc diệt cỏ bốc ra nồng nặc.
Những ngày gần đây, người dân các ấp An Định Cầu, An Định Giồng và Tân Định (xã Tân Bình, huyện Càng Long, Trà Vinh) đang lo lắng vì hàng trăm cây dừa từ 6 đến 10 năm tuổi, bị kẻ xấu đầu độc.


dừa xiêm bến tre

Nhiều cây trong vườn dừa một hộ dân chết khô, rủ lá vì thuốc diệt cỏ. Ảnh: Cửu Long

Ông Phạm Văn Tươi ở xã Tân Bình cho biết, 100 cây dừa trong vườn nhà ông đang cho trái thì 37 cây đã chết, 50 cây khác đang vàng lá, rụng trái, sắp chết. Chỉ các lỗ thủng trên thân cây đang bốc mùi thuốc diệt cỏ nồng nặc, ông nói: “Gia đình sống nhờ vào vườn dừa, mỗi tháng thu được 4-5 triệu đồng nhưng dừa đang chết dần, gia đình sẽ khó khăn”.

Còn ông Nguyễn Văn Ngoan ở ấp An Định Cầu cho hay, nhiều tháng nay, vườn dừa nhà ông có 50 cây rụng trái, héo lá và chết dần. “Ban đầu, tôi cũng nghĩ như các hộ dân là dừa bị bệnh. Kiểm tra kỹ, phát hiện thân cây có vết khoan, được trám lại bằng đất sét. Khi cạy lớp đất, mùi thuốc diệt cỏ xông ra, thân dừa xì nhựa”, ông nói.


cây dừa bến tre
Người dân cho rằng, kẻ xấu đã khoan lỗ trên thân dừa, đổ thuốc diệt cỏ vào. Ảnh: Cửu Long

Thống kê sơ bộ của xã Tân Bình, hơn 200 cây dừa đã chết, nhiều cây khác đang trong tình trạng héo rũ.

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở nông nghiệp tỉnh Trà Vinh cho biết, Sở đã kiểm tra cho thấy dừa chết là do kẻ xấu đầu độc. “Tôi đã đề nghị cơ quan chức năng sớm tìm ra thủ phạm để bà con an tâm”, ông Hiền nói.

Thiếu tá Trần Thanh Tuấn, đội phó Đội Cảnh sát triều tra tội phạm về trật tự xã hội và ma túy huyện Càng Long cho biết: “Vụ việc khá phức tạp và chúng tôi đang tập trung làm rõ”.

Cửu Long
Theo Vnexpress

Cách làm thạch sương sáo nước cốt dừa thơm mát tại nhà

16:20 |
Sương sáo là một món ăn rất phổ biến trong những ngày hè nóng nực này và hôm nay mình sẽ giới thiệu đến với các bạn món sương sáo nước cốt dừa mát lạnh, béo ngậy và thơm phức này nhé.


Ảnh minh họa

Nguyên liệu:
- 1 gói bột sương sáo 50g

- 1/2 lon nước cốt dừa
- 100g đường trắng, nước.



Cách làm:
Bước 1: Cho 50g bột sương sáo và 100g đường (có thể tăng giảm tùy độ ngọt mình muốn) vào 1 xoong, dùng thìa khẽ trộn đều tránh bột bay tung tóe. Cho từ từ 1 lít nước vào nồi khuấy đều, nhẹ tay đến khi bột tan hết. Chú ý điều chỉnh lượng nước tăng/giảm khoảng 100ml tùy theo bạn muốn sương sáo mềm hay cứng. Sau khi bột tan hết ngâm khoảng 10 phút.


Bước 2: Bắc bếp đun sôi, vừa đun vừa khuấy đều đến khi bột sánh đặc lại, tiếp tục đun và khuấy đều khoảng 3-4 phút nữa.


Bước 3: Đổ ra khuôn hoặc hộp đựng, để bên ngoài cho nguội, sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh cho đông cứng lại.


Bước 4: Sau khi thạch đã đông cứng, lấy sương sáo ra khỏi hộp, dùng dao cắt thành những viên vuông nhỏ vừa ăn.


Bước 5: Cho sương sáo vào ly/cốc, thêm nước cốt dừa vào cùng, nước cốt dừa làm sẵn trong lon hơi nhạt nên nếu muốn ăn ngọt hơn bạn có thể thêm chút xíu đường vào cùng hoặc chút đá bào.
Những ngày hè nóng nực được thưởng thức một ly sương sáo cốt dừa vừa đã khát lại thanh nhiệt, từng miếng sương sáo mềm mượt, thơm man mát hòa quyện trong vị béo ngậy của nước cốt dừa tạo nên sức hấp dẫn riêng cho món ăn này.
Chúc các bạn thành công với cách làm sương sáo nước cốt dừa dễ chế biến này nhé!


Theo xaluan.com

Phân tích thị trường chỉ xơ dừa (APCC)

18:29 |
Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa của Ấn Độ có chiều hướng phát triển tích cực trong giai đoạn từ tháng 4 – 11/2014, tổng sản lượng xuất khẩu đạt 377.566 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 93.504,23 triệu rupi (khoảng 151,11 triệu USD), tăng 0,07% so với kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm trước là 151,01 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu đang được cải thiện do nhu cầu nhập khẩu chỉ xơ dừa và các sản phẩm chỉ xơ dừa từ các nước như Trung Quốc và Mỹ tăng cao.

Ấn Độ xuất khẩu khoảng 14 loại sản phẩm chỉ xơ dừa sang thị trường thế giới gồm các loại bán thành phẩm như: sợi xơ dừa, thảm chà chân, chiếu thảm, chỉ xơ dừa tráng cao su và các loại thành phẩm như lưới phủ đất và thảm trải sàn. Trong số 14 loại sản phẩm chỉ xơ dừa của Ấn Độ thì chỉ có sản lượng xuất khẩu thảm chùi chân, chiếu thảm và dây thừng tăng cao; trong đó sản lượng xuất khẩu dây thừng tăng cao nhất, tăng gấp 03 lần so với lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa khác và chỉ cơ dừa cuộn, tăng hơn 40%. Kim ngạch xuất khẩu dây thừng cũng tăng cao nhất, tăng gấp 03 lần so với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa khác và chỉ cơ dừa cuộn, tăng hơn 20%. Lượng xuất khẩu mụn dừa của Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng cao, chiếm khoảng 45,90% trong tổng lượng xuất khẩu cả nước, tăng khoảng 15% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước; trong đó có 20,39% sản lượng mụn dừa từ Ấn Độ được xuất khẩu sang Hà Lan và một vài nước phát triển như Hàn Quốc (19,97%), USA (11,55%), Tây Ban Nha (6,08%), Ý (5,75%). Sợi xơ dừa là sản phẩm được xuất khẩu nhiều thứ hai của Ấn Độ, đạt 38,21%. Đứng thứ ba là sản lượng xuất khẩu thảm chùi chân, đạt 10,94%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu thảm chùi chân đạt cao nhất (41,05%); kế đến là mụn dừa (27,94%) và sợi xơ dừa (22,04%).
Trong khi đó, Nhật Bản là nước nhập khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa lớn nhất của Sri Lanka. Mụn dừa là sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất trong số các sản phẩm chỉ xơ dừa được nhập khẩu tại Nhật Bản. Mụn dừa hầu hết được sử dụng để trồng trọt trong nông nghiệp, bón phân, làm thực phẩm cho động vật và thỉnh thoảng được sử dụng để lót ổ nằm cho động vật. Từ tháng 01 – 11/2014, Nhật Bản nhập khẩu 38.346 tấn mụn dừa, đạt 25,51% trong tổng lượng xuất khẩu mụn dừa của Sri Lanka (250.292 tấn). Trong số các sản phẩm chỉ xơ dừa của Sri Lanka thì mụn dừa là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm khoảng 53,27% trong tổng lượng xuất khẩu. Những thị trường nhập khẩu mụn dừa hàng đầu của Sri Lanka bao gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, USA, Mexico, Anh, Tây Ban Nha, Canada, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Hà Lan và Morocco. Những thị trường này nhập khẩu từ 1.917 – 2.496 tấn mụn dừa. Tổng lượng nhập khẩu mụn dừa từ những nước này đạt 87.669 tấn, chiếm 58,33% trong tổng lượng xuất khẩu mụn dừa của Sri Lanka. Khi được so sánh với cùng kỳ năm trước thì sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của mụn dừa đều có chiều hướng phát triển tích cực, đạt tương ứng 12,76% và 12,47%. Hơn thế nữa, sản lượng xuất khẩu chỉ xơ dừa xoắn ủa Sri Lanka cũng tăng cao nhất, tăng khoảng 86,59% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước. Từ tháng 01 – 11/2014, kim ngạch xuất khẩu chỉ xơ dừa xoắn cũng được ghi nhận tăng cao nhất khoảng 86%, tăng gấp đôi so với kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm trước.
Không giống với Ấn Độ và Sri Lanka, lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa của Inndonesia chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chỉ xơ dừa bán thành phẩm; đó là sợi xơ dừa. Từ tháng 01 – 11/2014, tổng lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa từ Indonesia đạt 22.261 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,4 triệu USD, giảm 2,82% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước là 22.214 tấn, chiếm khoảng 99% trong tổng lượng xuất khẩu chỉ xơ dừa. Trung Quốc nhập khẩu 21.919 tấn sợi xơ dừa từ Indonesia, chiếm 99% trong tổng lượng xuất khẩu sợi xơ dừa của Indonesia. Ngoài ra, Indonesia cũng xuất khẩu sợi xơ dừa sang Hàn Quốc và Đức.
Sau khi thị trường chỉ xơ dừa trì trệ trong quý 1/2013 thì giá sợi xơ dừa – được xem là nguồn nguyên liệu cơ bản để sản xuất nhiều sản phẩm khác từ chỉ xơ dừa đã được cải thiện tại các nước sản xuất chính như Indonesia và Sri Lanka. Giá sợi xơ dừa tại 02 nước này đang có chiều hướng tăng cao kể từ năm 2014 và vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Giá sợi xơ dừa của Sri Lanka được cải thiện từ 172 USD/tấn trong tháng 10/2013 lên 214 USD/tấn vào tháng 3/2014 và vẫn tiếp tục giữ mức giá đó trong tháng 01/2015, đạt 213 USD/tấn. Do đó, giá bình quân chỉ xơ dừa thô từ Sri Lanka trong năm 2014 tăng cao đáng kể, đạt 213 USD/tấn (giá bình quân cùng kỳ năm trước đạt 155 USD/tấn. Giá chỉ xơ dừa thô từ Indonesia cũng được cải thiện, tăng đáng kể từ 305 USD/tấn trong tháng 10/2013 lên 384 USD/tấn vào tháng 3/2014 và tiếp tục ổn định trong những tháng còn lại của năm 2014. Trong tháng 02/2015, giá chỉ xơ dừa của Indonesia đạt 390 USD/tấn.
Mặt khác, thị trường chỉ xơ dừa của Ấn Độ cũng đã trải qua một giai đoạn trì trệ vào năm 2013. Giá chỉ xơ dừa thô của nước này giảm từ 282 USD/tấn trong tháng 01 xuống còn 241 USD/tấn vào tháng 12/2013. Tuy nhiên, cho đến năm 2014 thì giá chỉ xơ dừa thô của nước này mới bắt đầu tăng trở lại, đạt 251 USD/tấn trong tháng 01 và tiếp tục tăng cao đến 266 USD/tấn vào tháng 10 và được ghi nhận là đạt cao nhất trong năm 2014.
Nguồn: APCC tháng 3/2015

Công nghệ chăn nuôi không phân

15:18 |
Việc sử dụng CPSH trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang triển khai thử nghiệm ở một số địa phương nhưng chưa được sử dụng rộng rãi. Khuyến cáo của các nhà khoa học cho thấy, việc sử dụng CPSH trong chăn nuôi heo sẽ giúp tăng tỷ lệ nạc hóa đàn heo vượt ngưỡng 50%; đồng thời giải quyết tốt môi trường chăn nuôi vốn được xem là khâu khó khăn phức tạp, nhất là tại các vùng ven các khu đô thị để tạo ra những sản phẩm an toàn chất lượng.


Công nghệ chăn nuôi không phân
ảnh minh họa

Theo Viện sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam), người chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về giá thức ăn, thuốc thú y tăng cao; nhiều loại dịch bệnh và ô nhiễm môi trường gia tăng. Hơn nữa, việc lạm dụng các chất tăng trọng, tạo nạc và thuốc kháng sinh làm tồn dư hóa chất trong thịt, trứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Ngoài ra, lượng phân và nước thải hàng ngày với khối lượng lớn, các trang trại nuôi heo thường bán cho các nhà vườn trồng cây trái, rau màu và được bón trực tiếp hoặc xử lý không đúng quy cách càng gây ô nhiễm. TS.Võ Thị Hạnh, phòng Vi sinh, Viện Sinh học nhiệt đới cho rằng, trên thế giới giải pháp đã được ứng dụng rộng rãi là hạn chế kháng sinh không dùng chất kích thích và tạo nạc mà sử dụng CPSH có vai trò cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, giảm tỉ lệ các vi sinh vật gây bệnh, giảm ô nhiễm môi trường.

Theo bà Hạnh, trên thị trường hiện có trên 200 CPSH dùng cho chăn nuôi, gồm: Chế phẩm SX của nước ngoài đóng bao bì tại Việt Nam có giá thành rất cao, đôi khi không rõ xuất xứ. Đồng thời cũng có những chế phẩm SX trong nước giá rẻ, nhưng chất lượng chưa ổn định khiến người chăn nuôi không tin tưởng, ít sử dụng.

Từ thực tế trên, Viện Sinh học nhiệt đới đã nghiên cứu SX và thử nghiệm hiệu quả các CPSH trong chăn nuôi gia súc, gia cầm giúp người chăn nuôi có thể lựa chọn sử dụng nhiều loại phù hợp như: BIOI, BIO-SUPER, BIO-T, BIO-G, BIO-HR, BIO-III và VEM-K… Các CPSH này không chỉ phòng các bệnh rối loạn tiêu hóa mà còn cải thiệt tăng trọng, giảm tiêu hao thức ăn và giảm mùi hôi của phân.

Nhóm CPSH cung cấp enzym giúp vật nuôi tiêu hóa tinh bột và protein, giảm thấp tỷ lệ tiêu tốn thức ăn trong chăn nuôi. Nhóm CPSH chứa các hỗn hợp tế bào men nấm dưới dạng đậm đặc sẽ kích thích tăng trưởng và hoạt động của các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, do đó sẽ vô hiệu hóa độc tố nấm có trong thức ăn, chuyển hóa thức ăn nhanh, nâng cao khả năng sinh sản.

Nhóm CPSH có chứa các nguyên tố vi lượng gắn kết với hợp chất hữu cơ như aminoacid hoặc peptid giúp cho việc hấp thu khoáng chất qua thành ruột được tốt hơn, do đó tăng cường khả năng sinh học của khoáng chất trong cơ thể gia súc, gia cầm. Các chế phẩm nhóm này sẽ bổ sung một số nguyên tố vi lượng mà cơ thể đang cần, giúp con vật phòng trị được một số bệnh về dinh dưỡng, tăng khả năng miễn nhiễm, gia tăng hiệu quả sinh sản.

CHĂN NUÔI KHÔNG PHÂN

Một trong những hộ điển hình thực hiện chăn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh thái (công nghệ chăn nuôi không phân) hiệu quả, là gia đình ông Trương Văn Thum, ấp Tân Lộc, xã Tấn Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Năm 2010, gia đình ông Thum tiến hành cải tạo hệ thống chuồng trại và áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót lên men với diện tích 40 m2. Kết quả, đàn heo 30 con trong chuồng phát triển tốt, ít bệnh, tăng trưởng rất nhanh.

Ông Thum cho biết: “Đợt heo đầu tiên (sau 4 tháng) gia đình tôi nuôi đạt trọng lượng 100 kg/con, giá bán 3,8 triệu đồng/con, sau khi trừ hết chi phí tôi thu lãi được trên 36 triệu đồng”. Theo ông Thum, từ khi sử dụng nền chuồng heo đệm lót lên men khiến chẳng còn mùi hôi, tiết kiệm được “đủ món” như nước, công lao động...; ruồi, muỗi cũng giảm hẳn.

Hay mô hình sử dụng chất độn chuồng đệm lót sinh học BALASA NO1 trong nuôi gà của gia đình ông Lê Hoang Thông, ở 120, Khánh Nghĩa, Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2006, gia đình ông bắt đầu nuôi gà, với quy mô khoảng 20.000 con gà/năm (khoảng 5.000 con/đợt). Trước đây, do không biết trên thị trường có loại men BALASA NO1 nên ông nuôi gà trên nền trấu bình thường. Đến năm 2010, được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp xuống giới thiệu hướng dẫn cách áp dụng công nghệ mới, sử dụng BALASA NO1 trộn với trấu làm chất độn chuồng để nuôi gà thịt.

Hiệu quả đã hạn chế được rất nhiều mùi hôi do phân thải ra, từ đó cũng hạn chế được bệnh hô hấp và tiêu hóa của gà, giảm  chi phí chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm: “Thực tế, với 1.000 con gà tôi đã tiết kiệm được 3 triệu đồng tiền thuốc thú y so với trước đây và như vậy lợi nhuận mỗi năm tăng thêm được khoảng 60 triệu đồng”, ông Thông tâm sự.

Trao đổi với NNVN, bà Ngô Xuân Hương, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp cho biết: Thực tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, lượng chất thải trong chăn nuôi chưa qua xử lý còn rất cao, tập trung hầu hết ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Tuy nhiên, CPSH có tên BALASA NO1 làm đệm lót sinh học đang được các hộ dân địa phương rất hào hứng ứng dụng. Thuận lợi là kỹ thuật làm chuồng trại dễ thực hiện, khâu chuẩn bị đệm lót, chăm sóc vật nuôi cũng đơn giản hơn và nhất là chi phí thấp.

Kết quả cho thấy, khi triển khai mô hình này đã tiết kiệm được khoảng 80% lượng nước trong chăn nuôi, do không phải sử dụng để rửa chuồng, tắm heo, vật nuôi; giảm 50% nhân công lao động do không cần tốn công dọn, rửa chuồng trại; tiết kiệm 10% thức ăn do khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn nhờ vào lượng vi sinh vật có lợi từ đệm lót. Đồng thời, giảm ô nhiễm môi trường, không hề có mùi hôi nên ruồi, muỗi cũng không có.

+ Việc sử dụng CPSH là yếu tố cần thiết trong chăn nuôi hiện đại, song cần nắm chắc chất lượng thức ăn để bổ sung cần thiết, nắm được tình trạng sức khỏe của vật nuôi để chọn chế phẩm có công dụng tương ứng.

Muốn vậy, người chăn nuôi phải có kiến thức cơ bản về con vật và quy trình nuôi cũng như thường xuyên tham khảo ý kiến của các trạm, trung tâm khuyến nông để được hướng dẫn cụ thể.

+ TS. Nguyễn Văn Bắc, Phó trưởng Bộ phận phụ trách Khuyến nông chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Các mô hình sử dụng đệm lót sinh học đang được triển khai tại nhiều tỉnh vùng ĐBSCL như Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Bạc Liêu, Bình Phước… đã mang lại hiệu quả rất cao cho người chăn nuôi.

Hệ thống khuyến nông cơ sở cũng tích cực phổ biến, hỗ trợ kỹ thuật, con giống, men BALASA NO1 cho các hộ dân ứng dụng và dần nhân rộng mô hình ở nhiều địa phương khác”.

nguồn: nongnghiep.vn

Nuôi cá mú đen trong ao đất

15:11 |
Cá mú (còn gọi là cá song) có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, là đặc sản được tiêu thụ tại nhiều nhà hàng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Nuôi cá mú đen trong ao đất

Cá mú ảnh minh họa

Do tập tính sống trong môi trường có nguồn nước lưu thông thường xuyên nên đa số người nuôi thường thả cá vào lồng, bè treo dưới biển. Song, hình thức nuôi này khá tốn kém, cá thường xuyên chịu ảnh hưởng của môi trường nước bên ngoài có nhiều biến động do xả lũ, áp thấp nhiệt đới, bão, các chất thải tàu khai thác vào neo đậu. Do vậy, nuôi cá mú trong ao đất là niềm hy vọng mới cho bà con ngư dân vì chi phí đầu tư vừa phải, hệ số thức ăn thấp, cá ít bị bệnh.

Ao nuôi: Rộng 500 - 5.000m2, cải tạo kỹ, vét bùn đáy, lấp kín hang hốc, nếu có điều kiện trải bạt càng tốt, tránh cá đào hang quanh bờ. 

Giống: Có thể thả cá giống được thu gom tự nhiên cỡ 5 - 7cm hoặc 10 - 15cm, hoặc chọn cá sinh sản nhân tạo; cá không sây sát, dị hình; màu sắc tươi sáng, hoạt động nhanh nhẹn. 

Mật độ: Đây là loài cá dữ, có thể ăn thịt lẫn nhau khi thiếu mồi, nên thả ở mật độ thưa, từ 1 - 3 con/m2. 

Môi trường nước: Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước, giữ các chỉ số ổn định trong giới hạn thích hợp, bảo đảm cho cá phát triển bình thường. Độ mặn 10 - 23‰, pH 7,5 - 8,5, độ trong 30 - 45cm, NH3 0 - 0,008 mg/l, độ kiềm 60 - 100 mg/l. 

Cho ăn, quản lý và chăm sóc: Hàng ngày cho ăn bằng cá tạp tươi như cá cơm, cá trích... Cá tạp rửa sạch, cắt khúc vừa miệng cá. Tháng đầu cho ăn 3 lần /ngày, lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cá. Các tháng tiếp theo cho ăn 2 lần /ngày, cho ăn trên sàng đặt dưới ao. Hàng ngày kiểm tra sàng 2 lần để tránh tình trạng thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước ao. Khi cá ăn mạnh, trộn thêm vitamin C và men tiêu hoá định kỳ vào thức ăn, cho ăn liên tục 5 ngày, sau đó cách 5 ngày cho ăn tiếp. 

Trong ao bố trí chà và các ống nhựa có đường kính 10 - 20 cm cho cá trú ẩn, hạn chế cá tấn công nhau gây sây sát, nhiễm bệnh. Định kỳ thu mẫu bằng cách vớt những ống nhựa lên để kiểm tra sức khoẻ cũng như tốc độ tăng trưởng của cá. 

Phòng bệnh: Việc phòng bệnh phải được đặt lên hàng đầu, nhất là đối với loài ăn thức ăn tươi như cá mú. Công việc này phải tiến hành ngay từ đầu để giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi. 

Cần làm tốt những việc sau: Ao nuôi phải nằm gần nguồn nước, có độ mặn, pH thích hợp cho đối tượng, cấp - thoát nước dễ dàng. Nguồn nước ngọt phải đầy đủ để xử lý cá bệnh khi cần. Thường xuyên thu mẫu kiểm tra tình trạng sức khoẻ cá, xem vây, mang, da, mắt để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý. 

Bệnh do virút (siêu vi trùng): Nguyên nhân có thể do lây truyền mầm bệnh từ bố mẹ. Cá bị sốc bởi các yếu tố môi trường như thay đổi đột ngột về pH, độ mặn, các vật chất hữu cơ tăng cao làm mất sức đề kháng, là điều kiện tốt cho mầm bệnh trong cơ thể phát triển. 

Dấu hiệu: Cá bơi xoay tròn và yếu dần, màu sắc thân tối, mang lợt màu, mắt lồi có màu vàng. Bệnh gây chết hàng loạt khi nuôi ở mật độ quá dày, thường thấy ở cá nuôi bè, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. 

Bệnh ghẻ (lở loét): Do vi khuẩn tấn công gây lở loét ở da, vây. Đây là các tác nhân cơ hội gây bệnh cho cá khi sức khoẻ suy yếu do thiếu sự chăm sóc hay do môi trường biến động lớn. 

Dấu hiệu: Các vây bị thối rữa, xuất huyết dưới da gây lở loét. 

Cách trị: 
- Tắm cá trong nước ngọt 15 - 20 phút, có sục khí. 
- Tắm cá bằng dung dịch oxytetracyline 30ppm (30g thuốc cho vào 1.000 lít nước ngọt), có sục khí. 

Bệnh do ký sinh trùng: Do các sinh vật tương đối lớn như protozoa, giáp xác, giun ký sinh ở mang, da, mắt gây khó chịu và làm cá chậm lớn. 

Dấu hiệu: Cá tập trung lại gần nơi có nước chảy, cá cọ mình vào vật cứng, da bị tổn thương, mang lợt màu. 

Cách trị: 
- Tắm cá trong dung dịch formol 200mg/l trong 30 - 40 phút, có sục khí. 
- Tắm cá trong dung dịch ôxy già 150mg/l trong 30 phút, có sục khí. 
- Tắm cá trong dung dịch đồng sunfat 0,5mg/l trong 30 phút, có sục khí. 

Trường hợp xử lý ngay trong ao để ngâm cần tháo bớt nước, dùng 1/2 liều lượng nêu trên, xử lý trong 1 - 3 giờ, sau đó cấp thêm nước mới, ngày hôm sau thay 30% nước. 

Thu hoạch: Tuỳ theo cỡ giống thả mà thời gian nuôi khác nhau, từ 6 đến10 tháng. Khi cá đạt trọng lượng 0,6 - 1 kg/con, dùng lưới vây thu lần thứ nhất, sau đó tháo cạn nước thu toàn bộ. Nên kéo lưới lúc trời mát để ít ảnh hưởng đến cá, chuẩn bị các dụng cụ như thau, chậu, máy sục khí để bảo đảm chất lượng cá thương phẩm. 

Theo Kinh tế nông thôn, Khoa học kỹ thuật NN

Kỹ thuật nuôi gà Lương Phượng

15:04 |
Gà Lương Phượng có lông vàng sậm điểm chấm rằng rất giống gà ta. Nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp , sau 3 tháng tuổi đạt 1,7 kg/con. Sản lượng trứng 170 quả/ mái/năm.


Kỹ thuật nuôi gà Lương Phượng

1. Chuồng trại:

Phải cao ráo, sạch, thoáng, có anh1 nắng buổi sáng chiếu vào, tránh mưa tạt gió lùa.

Lồng úm gà con: Dài 2m, ngang 1 m, cao 0,5m. Xung quanh đóng lưới ô vuông 1-1,5cm. Có chân cao 0,5cm và có nắp đậy riêng.
Chuồng gà lớn: Tận dụng tre, lá để che mưa, nắng. Có dàn đậu cho gà ngủ đêm. Vường chăn thả cần : cao raó, thoáng mát ( có bóng cây).
2. Chuẩn bị chuồng úm:

Chuống,máng ăn, máng uống, rèm che, giấy, được sát trùng , làm sạch.

3. Chọn gà con:

(Ảnh: Nhandan)Gà khoẻ mạnh, không bị dị tật.
Rốn khô, lông bóng mướt, mắt tròn sáng.
Chân tròn đầy, da bóng.
4. Úm gà con: 

Sàn chuồng: lót giấy, thay giấy vài ngaỳ đầu.
Bố trí dụng cụ sưởi ấm : bóng đèn, than.
Xung quanh chuồng che kín bằng giấy, bao... để tránh gió lùa.
Quang sát đàn gà để điều chỉnh độ ấm thích hợp:
Quá lạnh: gà chụm lại, nằm chồng lên nhau. cần thêm than hoặc h5 thấp đèn sưởi.
Quá nóng: Gà tản ra vách chuồng, nằm thở, cần phải bớt than hoặc nâng cao đèn.
Đủ ấm: gà phân bón đều khắp chuồng.
Mật độ: thay đổi theo tuần tuổi  
+ Tuần 1: Úm cả ngày lẫn đêm. 
+ Tuần 2 và 3 : Úm ban đêm; ban ngày úm khi trời mưa lạnh.
5. Thức ăn - nước uống :

- 01 ngày tuổi khi bắt gà về cho nghỉ ngơi 30 phút mới cho uống nước, không cho ăn. Nước uống có pha vitamin C hoặc đường Glucoz liều lượng 1g/lít nước ( 1 muỗng cà phê / 5 lít nước).

- Từ 2 –30 ngày tuổi cho ăn thức ăn công nghiệp . Cách cho ăn :

Trong 3 ngày đầu rải thức ăn lên giấy lót sàn.
Các ngày sau đổ thức ăn vào máng và đổ nhiều lần/ngày để gà ăn được nhiều
- Phải đủ nước sạch cho gà uống.

- Từ 10 ngày tuổi tập gà ăn rau, bèo.

- Hàng ngày dọn phân, quan sát phân để phát hiện bệnh và có bei65n pháp chữa trị kịp thời.

- Tuỳ điều kiện, có thể cho gà 8an thức ăn công nghiệp đến khi bán, hoặc dùng thức ăn tự trộn nhưng phải tập từ từ cho quen dần thức ăn. 

Theo NXB Nông Nghiệp, Khoa học kỹ thuật nông nghệp

Nuôi gà nòi lai theo mô hình sinh học

14:58 |
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Kiên Giang vừa phối hợp với các tổ kinh tế kỹ thuật và nông dân xây dựng mô hình nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học với tổng số 3.000 con.

Mô hình triển khai tại 2 huyện Châu Thành, An Biên và TX.Hà Tiên từ tháng 5/2014. 15 hộ nuôi thử nghiệm áp dụng phương thức nuôi trong chuồng bao lưới kết hợp với thả vườn để giảm chi phí đầu tư thức ăn. Nông dân tham gia được Trung tâm KNKN Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền giống, 30% tiền thức ăn.


Nuôi gà nòi lai theo mô hình sinh học

Gà nòi lai nuôi theo hướng an toàn sinh học ở Kiên Giang.

Theo kỹ sư Lê Thị Lượt - Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm KNKN Kiên Giang - các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp giai đoạn đầu (nuôi trong chuồng), sau chuyển ra thả vườn và cho ăn kết hợp với lúa. Quá trình nuôi, đến nay chưa xảy ra dịch bệnh do thực hiện đúng quy trình, tiêm phòng theo lịch hướng dẫn. Kết quả ở một số điểm nuôi ban đầu cho thấy, tỷ lệ gà nuôi sống đạt 96%, khi xuất chuồng (2,5 - 3 tháng tuổi) đạt bình quần 1,4 - 1,5kg/con. Ứớc tính sau khi trừ chi phí, mỗi hộ nuôi lãi 3,2 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Thơm - ngụ ấp Xẻo Rô, xã Hưng Yên, huyện An Biên - cho biết, bước đầu cho thấy nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học dễ nuôi, thích ứng với môi trường. Đàn gà thả nuôi đợt đầu (200 con), gia đình đã thu về gần 6 triệu đồng tiền lãi. Nhận thấy nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học dễ nuôi, hiệu quả kinh tế khá cao, nhiều nông dân tiếp tục nuôi đợt hai với số lượng gấp nhiều lần đợt nuôi đầu.

Theo kỹ sư Lê Thị Lượt, mô hình này sử dụng chế phẩm Balasa trong xử lý môi trường. Nuôi bình thường như mọi khi, nếu không sử dụng chế phẩm này, người nuôi phải thay đệm lót trong vòng từ 2 - 3 tuần vì chuồng sẽ bốc mùi hôi khó chịu. Khi sử dụng Balasa trong đệm lót, gần 3 tháng vẫn không cần phải thay đệm lót, nhưng không hề thấy mùi hôi. Sử dụng Balasa còn giảm được chi phí vì không cần phải thay đệm lót thường xuyên.

Theo Lao Động

Nuôi heo công nghệ cao lãi tiền tỷ mỗi năm

14:51 |
Trang trại nuôi heo triệu đô của ông chủ người Việt có hệ thống cung cấp thức ăn, vệ sinh chuồng trại đều tự động. 

Trang trại nuôi heo đứng đầu khu vực

Theo tin tức trên báo Thanh Niên, ở biên giới Việt Nam - Campuchia xuất hiện một trang trại - resort đúng nghĩa, mà theo lời chủ nhân của nó thì mức hiện đại của trại đứng đầu khu vực Đông Nam Á.


Nuôi heo công nghệ cao lãi tiền tỷ mỗi năm


Hệ thống tự động trong trang trại heo Công ty Lộc Phát. (Ảnh: Q.T)

Chủ nhân trang trại trên là ông Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc Công ty Lộc Phát. Theo ông Hiếu, chỉ riêng chi phí để mua cây xanh tạo cảnh quan cho trang trại đã hết gần 4 tỉ đồng.

Tại trang trại, các thiết bị đều được lập trình sẵn, khách vào phải vệ sinh, tắm đủ thời gian quy định thì cánh cửa tiếp theo mới mở ra. Qua 2 lần cửa thì đến phòng thay đồ. Đây là quy trình bắt buộc để đảm bảo trang trại hoàn toàn vô trùng và sạch bệnh.

Làm xong hết các thủ tục “tiệt trùng” mất hết gần 30 phút, PV mới bắt đầu chuyến tham quan trang trại bằng chiếc xe chạy điện.

Ông Hiếu cho biết, quy mô trại chăn nuôi lên đến 54 ha, với 2.400 heo nái, 10.000 heo hậu bị. Toàn bộ trại heo giống được vận hành tự động và khép kín. “Khi thời tiết nóng, bên trong trại tự động điều chỉnh nhiệt độ. Hệ thống cung cấp thức ăn cho heo, vệ sinh chuồng trại đều tự động. Liều lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn cũng được máy móc trộn sẵn, định kỳ cung cấp cho đàn heo”.

Ngoài ra, ông Hiếu cũng cho biết thêm: Ở đây, mọi thứ đều được vận hành tuần hoàn, không có khái niệm bỏ đi. Chất thải của heo được đưa vào hệ thống biogas để tạo gas cung cấp cho máy phát điện phục vụ lại cho trại (đáp ứng 30% nguồn điện của trại). Nước thải được đưa vào hệ thống tưới cho hàng chục ngàn ha cao su trong vùng để tạo nguồn thu và tăng năng suất cho vườn cao su hơn 30%. Nhau thai từ heo được làm thức ăn cho 3.600 con cá sấu nuôi tại trại. Tại đây còn có nhiều ao nuôi cá với sản lượng lớn.

Ông Hiếu cho hay, ông đã qua Thái Lan để tìm hiểu mô hình trại của người Thái và nhận ra “trình độ của họ hơn mình, nhưng người Việt chưa làm chứ không phải là không làm được”. Với suy nghĩ đó, toàn bộ vốn liếng tích cóp được, thêm vốn vay từ ngân hàng, ông quyết tâm xây cho được mô hình trang trại này để chứng minh người Việt không hề thua kém. Tổng số vốn ông Hiếu đầu tư vào trại chăn nuôi này đã xấp xỉ 6 triệu USD.

“Mô hình trại heo giống này chỉ sau 4 năm rưỡi - 5 năm là thu hồi được vốn đầu tư (hiện đã hoạt động 4 năm)”, ông Hiếu tự tin và cho biết doanh nghiệp của ông hiện đóng thuế đứng thứ hai ở H.Lộc Ninh, đồng thời hé lộ “sẽ còn tiếp tục đầu tư để hoàn thiện trại heo này tốt hơn, hiện đại nhất không chỉ trong khu vực mà trên cả thế giới”.

Nuôi heo bằng máy tính kiếm tiền tỷ mỗi năm

Theo nguồn tin trên Vnexpress, là chủ trang trại nuôi heo lớn ở Biên Hòa, nhưng công việc chiếm nhiều thời gian của ông Nguyễn Trí Công lại là ngồi trước máy tính pha chế thức ăn.

Ông Nguyễn Trí Công (sinh năm 1963), phường Hố Nai I, thành phố Biên Hòa lập nghiệp bằng nghề nuôi heo từ năm 1985. Khi đó, nghề này chưa phát triển theo mô hình công nghiệp. Ông tự ý thức nếu làm thủ công sẽ rất vất vả mà hiệu quả không cao. Vì thế, ông Công không ngừng mày mò kỹ thuật nuôi heo trên sách báo.

Từ năm 1995, khi máy tính vẫn còn là một thứ xa xỉ, người nông dân này đã chủ động mày mò, tìm cách sử dụng, rồi theo học cả một lớp tập huấn về phần mềm chăn nuôi tại TP HCM. Về nhà, ông áp dụng ngay những gì được học, thấy ngay hiệu quả khi heo mau lớn, ít dịch bệnh, chất lượng nạc được nâng cao.

Từ đó đến nay, ông Công không ngần ngại chi hàng trăm triệu để mua hàng chục phần mềm từ nước ngoài để áp dụng vào chăn nuôi. Loại rẻ tiền cũng có giá vài nghìn đôla, phần mềm đắt có thể lên tới chục nghìn đôla.

Công việc chiếm nhiều thời gian hằng ngày của ông hiện tại không phải lăn lộn trong chuồng trại mà là ngồi máy tính. Mỗi ngày, ông dành 3-4 giờ để pha chế thức ăn trên máy. Chỉ cần một cú click chuột, ông Công biết được lý lịch từng con, ngày giờ sinh, số lần tiêm phòng, kế hoạch cai sữa, khi nào đẻ hoặc cần thụ tinh, xuất chuồng... Dữ liệu cập nhật hằng ngày nên chủ trang trại có thể tính toán, pha trộn khẩu phần thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của heo. Điều này cũng giúp ông tính toán chi phí, giá thành thức ăn một cách chính xác hơn để hạch toán lỗ, lãi khi xuất chuồng.

Có năm, trang trại của ông Công xuất chuồng khoảng 10.000-12.000 con heo và có doanh thu tới cả chục tỷ đồng.

Chàng trai 9X kiếm tiền tỷ từ nuôi lợn rừng Thái Lan

Năm 2013, tốt nghiệp đại học, Đỗ Mạnh Hùng, chàng trai sinh năm 1991 ở Thái Thụy, Thái Bình được nhận vào làm cho một công ty viễn thông lớn với mức lương cao. Tuy nhiên, với suy nghĩ dù lương có cao cũng vẫn là đi làm thuê, Hùng trăn trở nhiều đêm tìm hướng đi để có thể làm chủ một sản nghiệp của chính mình. Hướng đi mở ra khi anh đọc được về những mô hình trang trại hiện đại trên internet. Những ngày cuối tuần, Hùng lặn lội đi tìm hiểu thực tế các mô hình trang trại chăn nuôi ở Cần Thơ, Long An, Bến Tre…

Về quê với 100 triệu đồng tiết kiệm trong 3 năm làm việc ở công ty viễn thông, Hùng vay thêm tiền, thuê đất của người dân quanh vùng để làm trang trại. Ban đầu chưa có kinh nghiệm và không biết nuôi con gì, Hùng thả gà, vịt, ngan nhưng đều thất bại.

Khủng hoảng nhất là khoảng thời gian tháng 9/2013, khi cơn bão khủng khiếp đi qua đã thổi bay toàn bộ nóc nhà, trang trại. Tỉnh dậy sau một đêm thấy cơ ngơi trống trơn đổ nát, vật nuôi chết gần hết, Hùng mất trắng 300 triệu đồng. Chán nản, mệt mỏi nhưng không bỏ cuộc, Hùng nghĩ mình đã đầu tư nhiều tiền và công sức như vậy rồi, kể cả thất bại nhưng vẫn phải rút kinh nghiệm để làm lại từ đầu.

Sau sự cố ấy, Hùng lại một mình một xe máy lên đường đến các tỉnh lân cận để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, cách ngừa dịch bệnh cho vật nuôi. Cuối cùng, Hùng đầu tư 400 triệu đồng để mua 54 con lợn rừng nhập từ Thái Lan.

Mạnh dạn đầu tư vào vật nuôi lạ, Hùng trở thành người đầu tiên trong tỉnh theo đuổi mô hình này. Chàng trai trẻ ấy còn là người “tiếp lửa”, hướng dẫn và truyền kinh nghiệm cho rất nhiều người ở các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam… tìm đến học hỏi thực tế. Đến nay, trang trại đã được mở rộng tới 3 héc ta, trung bình mỗi tháng xuất bán 40-50 con lợn, đem về thu nhập hơn 100 triệu đồng, theo An Ninh Thủ Đô đưa tin.

Theo đời sống pháp luật

PCAARRD thực hiện chương trình dừa hàng năm

14:33 |
Dừa được xem là là một loại cây trồng nông nghiệp có tầm quan trọng đối với nền kinh tế. Do đó, Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, Thủy sản và Tài nguyên thiên nhiên Philippines (PCAARRD) của Bộ Khoa học và Công nghệ đã xem dừa như một loại hàng hóa ưu tiên trong chiến lược và kế hoạch công nghiệp.
cây dừa bến tre

Những sáng kiến sẽ giúp cải thiện năng suất dừa quốc gia thông qua việc tăng sản lượng trái dừa lên khoảng 226% trong năm 2020. Để hỗ trợ cho mục tiêu này, có 67 nhà nghiên cứu đã được triệu tập để đánh giá tình trạng ngành dừa và những thành tựu đã đạt được của các dự án dừa trong Chương trình dừa hàng năm và cuộc họp kế hoạch được tổ chức tại trụ sở chính của PCAARRD, Los Banos, Laguna. Trong số những chủ đề được thảo luận bao gồm các nguồn gen dừa; sự đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển dừa và các chiến lược khống chế dịch bệnh hại dừa “cocolisap”.

Chương trình nguồn gen dừa cho năng suất: một trong những chương trình được bàn đến trong cuộc họp là việc cải thiện các giống dừa thông qua nguồn gen dừa và quá trình nhân giống vì một ngành dừa bền vững cạnh tranh của Philippines. Chương trình này tập trung vào việc tăng năng suất dừa thông qua việc hỗ trợ các nguồn gen dừa. Được thực hiện bởi Trường Đại học Philippines, chương trình có 04 dự án, và tất cả đều nhằm tạo ra những phần tử có liên quan đến các đặc điểm như sản lượng trái và cơm dừa tăng cao, thời gian ra hoa sớm, tăng trưởng nhanh, chất lượng nước tốt,…Các nguồn gen được tạo ra sẽ được sử dụng để phát triển các giống dừa với mục tiêu tạo nhiều sản lượng trái và cơm dừa, hàm lượng dầu cao, và có khả năng kháng sâu bệnh. Đội thực hiện dự án đã bắt đầu xác định, cô lập, sao chép và phân tích đặc điểm các nguồn gen dừa. Mục tiêu chính của dự án là phổ biến các giống dừa cao, việc trồng lại rộng khắp các giống dừa lai ghép của Ủy ban Dừa Philippines (PCA) và phát triển các giống dừa nhân tạo để phổ biến trong khu vực. Dự án cũng tập trung xây dựng các nguồn nhân giống từ web và phát triển các phân tử dừa nhằm mục tiêu tạo ra được những giống dừa có khả năng sâu bệnh tốt. Nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển dừa: Chương trình chính thứ hai và Chương trình đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển dừa. Chương trình này nhằm bảo tồn và sử dụng các nguồn gen dừa, năng suất vườn dừa, sự đa dạng hóa và đóng góp vào sự thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Đầu tiên, chương trình sẽ tìm kiếm để tạo ra các tác động kinh tế, sinh thái và xã hội đối với ngành dừa. Ủy ban Dừa Philippines sẽ đi đầu trong việc thực hiện chương trình này. Chương trình này có 05 dự án và chủ yếu tập trung vào 03 lĩnh vực nghiên cứu: việc sử dụng các nguồn gen dừa, cải thiện hệ thống sản xuất và tăng thu nhập của nông dân. Dự án nhằm sử dụng các nguồn gen dừa để sản xuất những sản phẩm dừa có giá trị cao như đường dừa, dầu dừa tinh khiết,…Dự án cũng tập trung vào việc phân tích và bảo tồn các nguồn gen dừa để sử dụng tại khu vực Bicol và các vùng duyên hải. Có 23 trong 24 vườn dừa có tiềm năng sản lượng cao có thể được xem là nguồn nguyên liệu trồng dừa tốt được chấp nhận tại địa phương thông qua sự hỗ trợ của chương trình quản lý dịch bệnh Cadang-cadang. Dự án cũng đánh giá vấn đề đất hữu cơ trong các hệ thống sinh thái dừa đã được chọn lựa với việc nhấn mạnh về chuỗi các bon và phương pháp quản lý phân bón cho đất trồng dừa. Thêm vào đó, việc phát triển và xúc tiến phương pháp quản lý sâu hại dừa (Brontispa longissima) cũng được thành lập. Trong số những thành tựu đáng kể đã đạt được là việc sử dụng ký sinh trùng Tetrastichus sp. như một biện pháp khống chế sinh học và chiến lược nhận thức phương pháp quản lý sâu hại dừa trên khắp cả nước. Dự án này cũng giúp đỡ các nhà có liên quan đến ngành dừa ở Oriental Mindoro và Albay bằng việc phát triển các chương trình tăng thu nhập. Có 05 tổ chức từ cộng đồng được đào tạo và hỗ trợ các kỹ thuật canh tác như thành lập vườn ươm dừa tại cộng đồng, trồng xen canh, phối hợp nuôi gia cầm trong vườn dừa và sản xuất các sản phẩm dừa mới và có giá trị cao. Theo báo cáo của đội thì có 12.000 cây dừa cho trái sớm và sản lượng cao được cung cấp cho các điểm thực hiện dự án với diện tích trồng dừa mở rộng khoảng 23,88 ha. Một vài thiết bị chế biến cũng được cung cấp cho các thành viên của tổ chức nhằm tăng thu nhập. Do đó, các khóa đào tạo về kỹ thuật chế biến khác nhau cũng được thực hiện.

Nguồn: APCC

Người trồng dừa miền Tây kiếm bộn tiền ăn Tết

18:47 |

Giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL gần đây tăng vọt giúp các nhà vườn trồng dừa vui vì có thêm khoản thu nhập đón Tết

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, giá dừa trái tại tỉnh này dao động từ 65.000 đồng đến 80.000 đồng/chục/12 trái. Dừa uống nước có giá từ 40.000 - 45.000đồng/chục. Dừa xiêm xanh giá 50.000 - 55.000 đồng/chục, tăng gần gấp đôi so với thời điểm rớt giá mạnh năm 2014.
Như vậy, bình quân một trăm dừa (120 trái), những tháng trước đây bà con nông dân chỉ bán được khoảng 600.000 đồng, nay tăng thêm 150.000 đồng.

Dừa xiêm xanh
Dừa xiêm xanh đang tăng giá do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh vào mùa nắng - ảnh: D.M.Phương
Theo lý giải của nhà vườn trồng dừa, giá dừa trái nguyên liệu tăng là do nhu cầu chế biến các mặt hàng bánh kẹo và những sản phẩm xuất khẩu cuối năm tăng cao. Với những vườn dừa được đầu tư chăm sóc tốt, người trồng sẽ có khoản thu nhập trên 10 triệu đồng/ha/tháng từ việc bán dừa.
Ngoài thị trường tiêu thụ chủ lực tại TP HCM, dừa miền Tây (đặc biệt là dừa Xiêm xanh) gần đây còn được đóng hàng chở ra các tỉnh miền Đông và miền Trung tiêu thụ với số lượng khá lớn.
Trước đó, vào cao điểm mùa mưa năm 2014, dừa tươi ở các tỉnh miền Tây rớt giá thê thảm, chỉ còn khoảng 30.000 đồng/chục, nhiều chủ vườn dừa không bán được phải bỏ cho trái héo khô trên cây.
Dương Minh Phương