PCAARRD thực hiện chương trình dừa hàng năm

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Smiley face Lượt xem :1652

Dừa được xem là là một loại cây trồng nông nghiệp có tầm quan trọng đối với nền kinh tế. Do đó, Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, Thủy sản và Tài nguyên thiên nhiên Philippines (PCAARRD) của Bộ Khoa học và Công nghệ đã xem dừa như một loại hàng hóa ưu tiên trong chiến lược và kế hoạch công nghiệp.
cây dừa bến tre

Những sáng kiến sẽ giúp cải thiện năng suất dừa quốc gia thông qua việc tăng sản lượng trái dừa lên khoảng 226% trong năm 2020. Để hỗ trợ cho mục tiêu này, có 67 nhà nghiên cứu đã được triệu tập để đánh giá tình trạng ngành dừa và những thành tựu đã đạt được của các dự án dừa trong Chương trình dừa hàng năm và cuộc họp kế hoạch được tổ chức tại trụ sở chính của PCAARRD, Los Banos, Laguna. Trong số những chủ đề được thảo luận bao gồm các nguồn gen dừa; sự đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển dừa và các chiến lược khống chế dịch bệnh hại dừa “cocolisap”.

Chương trình nguồn gen dừa cho năng suất: một trong những chương trình được bàn đến trong cuộc họp là việc cải thiện các giống dừa thông qua nguồn gen dừa và quá trình nhân giống vì một ngành dừa bền vững cạnh tranh của Philippines. Chương trình này tập trung vào việc tăng năng suất dừa thông qua việc hỗ trợ các nguồn gen dừa. Được thực hiện bởi Trường Đại học Philippines, chương trình có 04 dự án, và tất cả đều nhằm tạo ra những phần tử có liên quan đến các đặc điểm như sản lượng trái và cơm dừa tăng cao, thời gian ra hoa sớm, tăng trưởng nhanh, chất lượng nước tốt,…Các nguồn gen được tạo ra sẽ được sử dụng để phát triển các giống dừa với mục tiêu tạo nhiều sản lượng trái và cơm dừa, hàm lượng dầu cao, và có khả năng kháng sâu bệnh. Đội thực hiện dự án đã bắt đầu xác định, cô lập, sao chép và phân tích đặc điểm các nguồn gen dừa. Mục tiêu chính của dự án là phổ biến các giống dừa cao, việc trồng lại rộng khắp các giống dừa lai ghép của Ủy ban Dừa Philippines (PCA) và phát triển các giống dừa nhân tạo để phổ biến trong khu vực. Dự án cũng tập trung xây dựng các nguồn nhân giống từ web và phát triển các phân tử dừa nhằm mục tiêu tạo ra được những giống dừa có khả năng sâu bệnh tốt. Nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển dừa: Chương trình chính thứ hai và Chương trình đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển dừa. Chương trình này nhằm bảo tồn và sử dụng các nguồn gen dừa, năng suất vườn dừa, sự đa dạng hóa và đóng góp vào sự thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Đầu tiên, chương trình sẽ tìm kiếm để tạo ra các tác động kinh tế, sinh thái và xã hội đối với ngành dừa. Ủy ban Dừa Philippines sẽ đi đầu trong việc thực hiện chương trình này. Chương trình này có 05 dự án và chủ yếu tập trung vào 03 lĩnh vực nghiên cứu: việc sử dụng các nguồn gen dừa, cải thiện hệ thống sản xuất và tăng thu nhập của nông dân. Dự án nhằm sử dụng các nguồn gen dừa để sản xuất những sản phẩm dừa có giá trị cao như đường dừa, dầu dừa tinh khiết,…Dự án cũng tập trung vào việc phân tích và bảo tồn các nguồn gen dừa để sử dụng tại khu vực Bicol và các vùng duyên hải. Có 23 trong 24 vườn dừa có tiềm năng sản lượng cao có thể được xem là nguồn nguyên liệu trồng dừa tốt được chấp nhận tại địa phương thông qua sự hỗ trợ của chương trình quản lý dịch bệnh Cadang-cadang. Dự án cũng đánh giá vấn đề đất hữu cơ trong các hệ thống sinh thái dừa đã được chọn lựa với việc nhấn mạnh về chuỗi các bon và phương pháp quản lý phân bón cho đất trồng dừa. Thêm vào đó, việc phát triển và xúc tiến phương pháp quản lý sâu hại dừa (Brontispa longissima) cũng được thành lập. Trong số những thành tựu đáng kể đã đạt được là việc sử dụng ký sinh trùng Tetrastichus sp. như một biện pháp khống chế sinh học và chiến lược nhận thức phương pháp quản lý sâu hại dừa trên khắp cả nước. Dự án này cũng giúp đỡ các nhà có liên quan đến ngành dừa ở Oriental Mindoro và Albay bằng việc phát triển các chương trình tăng thu nhập. Có 05 tổ chức từ cộng đồng được đào tạo và hỗ trợ các kỹ thuật canh tác như thành lập vườn ươm dừa tại cộng đồng, trồng xen canh, phối hợp nuôi gia cầm trong vườn dừa và sản xuất các sản phẩm dừa mới và có giá trị cao. Theo báo cáo của đội thì có 12.000 cây dừa cho trái sớm và sản lượng cao được cung cấp cho các điểm thực hiện dự án với diện tích trồng dừa mở rộng khoảng 23,88 ha. Một vài thiết bị chế biến cũng được cung cấp cho các thành viên của tổ chức nhằm tăng thu nhập. Do đó, các khóa đào tạo về kỹ thuật chế biến khác nhau cũng được thực hiện.

Nguồn: APCC
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

Tổng bình luận [ 0 ]


Bình luận của bạn