Phân tích thị trường chỉ xơ dừa (APCC)

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Smiley face Lượt xem :1652

Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa của Ấn Độ có chiều hướng phát triển tích cực trong giai đoạn từ tháng 4 – 11/2014, tổng sản lượng xuất khẩu đạt 377.566 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 93.504,23 triệu rupi (khoảng 151,11 triệu USD), tăng 0,07% so với kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm trước là 151,01 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu đang được cải thiện do nhu cầu nhập khẩu chỉ xơ dừa và các sản phẩm chỉ xơ dừa từ các nước như Trung Quốc và Mỹ tăng cao.

Ấn Độ xuất khẩu khoảng 14 loại sản phẩm chỉ xơ dừa sang thị trường thế giới gồm các loại bán thành phẩm như: sợi xơ dừa, thảm chà chân, chiếu thảm, chỉ xơ dừa tráng cao su và các loại thành phẩm như lưới phủ đất và thảm trải sàn. Trong số 14 loại sản phẩm chỉ xơ dừa của Ấn Độ thì chỉ có sản lượng xuất khẩu thảm chùi chân, chiếu thảm và dây thừng tăng cao; trong đó sản lượng xuất khẩu dây thừng tăng cao nhất, tăng gấp 03 lần so với lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa khác và chỉ cơ dừa cuộn, tăng hơn 40%. Kim ngạch xuất khẩu dây thừng cũng tăng cao nhất, tăng gấp 03 lần so với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa khác và chỉ cơ dừa cuộn, tăng hơn 20%. Lượng xuất khẩu mụn dừa của Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng cao, chiếm khoảng 45,90% trong tổng lượng xuất khẩu cả nước, tăng khoảng 15% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước; trong đó có 20,39% sản lượng mụn dừa từ Ấn Độ được xuất khẩu sang Hà Lan và một vài nước phát triển như Hàn Quốc (19,97%), USA (11,55%), Tây Ban Nha (6,08%), Ý (5,75%). Sợi xơ dừa là sản phẩm được xuất khẩu nhiều thứ hai của Ấn Độ, đạt 38,21%. Đứng thứ ba là sản lượng xuất khẩu thảm chùi chân, đạt 10,94%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu thảm chùi chân đạt cao nhất (41,05%); kế đến là mụn dừa (27,94%) và sợi xơ dừa (22,04%).
Trong khi đó, Nhật Bản là nước nhập khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa lớn nhất của Sri Lanka. Mụn dừa là sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất trong số các sản phẩm chỉ xơ dừa được nhập khẩu tại Nhật Bản. Mụn dừa hầu hết được sử dụng để trồng trọt trong nông nghiệp, bón phân, làm thực phẩm cho động vật và thỉnh thoảng được sử dụng để lót ổ nằm cho động vật. Từ tháng 01 – 11/2014, Nhật Bản nhập khẩu 38.346 tấn mụn dừa, đạt 25,51% trong tổng lượng xuất khẩu mụn dừa của Sri Lanka (250.292 tấn). Trong số các sản phẩm chỉ xơ dừa của Sri Lanka thì mụn dừa là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm khoảng 53,27% trong tổng lượng xuất khẩu. Những thị trường nhập khẩu mụn dừa hàng đầu của Sri Lanka bao gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, USA, Mexico, Anh, Tây Ban Nha, Canada, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Hà Lan và Morocco. Những thị trường này nhập khẩu từ 1.917 – 2.496 tấn mụn dừa. Tổng lượng nhập khẩu mụn dừa từ những nước này đạt 87.669 tấn, chiếm 58,33% trong tổng lượng xuất khẩu mụn dừa của Sri Lanka. Khi được so sánh với cùng kỳ năm trước thì sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của mụn dừa đều có chiều hướng phát triển tích cực, đạt tương ứng 12,76% và 12,47%. Hơn thế nữa, sản lượng xuất khẩu chỉ xơ dừa xoắn ủa Sri Lanka cũng tăng cao nhất, tăng khoảng 86,59% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước. Từ tháng 01 – 11/2014, kim ngạch xuất khẩu chỉ xơ dừa xoắn cũng được ghi nhận tăng cao nhất khoảng 86%, tăng gấp đôi so với kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm trước.
Không giống với Ấn Độ và Sri Lanka, lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa của Inndonesia chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chỉ xơ dừa bán thành phẩm; đó là sợi xơ dừa. Từ tháng 01 – 11/2014, tổng lượng xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa từ Indonesia đạt 22.261 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,4 triệu USD, giảm 2,82% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước là 22.214 tấn, chiếm khoảng 99% trong tổng lượng xuất khẩu chỉ xơ dừa. Trung Quốc nhập khẩu 21.919 tấn sợi xơ dừa từ Indonesia, chiếm 99% trong tổng lượng xuất khẩu sợi xơ dừa của Indonesia. Ngoài ra, Indonesia cũng xuất khẩu sợi xơ dừa sang Hàn Quốc và Đức.
Sau khi thị trường chỉ xơ dừa trì trệ trong quý 1/2013 thì giá sợi xơ dừa – được xem là nguồn nguyên liệu cơ bản để sản xuất nhiều sản phẩm khác từ chỉ xơ dừa đã được cải thiện tại các nước sản xuất chính như Indonesia và Sri Lanka. Giá sợi xơ dừa tại 02 nước này đang có chiều hướng tăng cao kể từ năm 2014 và vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Giá sợi xơ dừa của Sri Lanka được cải thiện từ 172 USD/tấn trong tháng 10/2013 lên 214 USD/tấn vào tháng 3/2014 và vẫn tiếp tục giữ mức giá đó trong tháng 01/2015, đạt 213 USD/tấn. Do đó, giá bình quân chỉ xơ dừa thô từ Sri Lanka trong năm 2014 tăng cao đáng kể, đạt 213 USD/tấn (giá bình quân cùng kỳ năm trước đạt 155 USD/tấn. Giá chỉ xơ dừa thô từ Indonesia cũng được cải thiện, tăng đáng kể từ 305 USD/tấn trong tháng 10/2013 lên 384 USD/tấn vào tháng 3/2014 và tiếp tục ổn định trong những tháng còn lại của năm 2014. Trong tháng 02/2015, giá chỉ xơ dừa của Indonesia đạt 390 USD/tấn.
Mặt khác, thị trường chỉ xơ dừa của Ấn Độ cũng đã trải qua một giai đoạn trì trệ vào năm 2013. Giá chỉ xơ dừa thô của nước này giảm từ 282 USD/tấn trong tháng 01 xuống còn 241 USD/tấn vào tháng 12/2013. Tuy nhiên, cho đến năm 2014 thì giá chỉ xơ dừa thô của nước này mới bắt đầu tăng trở lại, đạt 251 USD/tấn trong tháng 01 và tiếp tục tăng cao đến 266 USD/tấn vào tháng 10 và được ghi nhận là đạt cao nhất trong năm 2014.
Nguồn: APCC tháng 3/2015
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

Tổng bình luận [ 0 ]


Bình luận của bạn