Vựa Dừa Xiêm Bến Tre Ngọc Lài Mang Đến Sự Tươi Mát Cho Bạn Vựa Dừa Xiêm Bến Tre Ngọc Lài Mang Đến Sự Tươi Mát Cho Bạn
9/10 10 bình chọn

Sâu hại dừa mới đe dọa Kerala

14:26 |
Các nhà khoa học tại các viện nghiện cứu trên khắp tiểu bang Kerala, Ấn Độ đang báo động về một loại sâu hại dừa mới.


sâu hại dừa mới

Sâu hại dừa này được phát hiện ở Indonesia và Papua New Guinea và hiện đang lan rộng sang Úc, Malaysia, các quần đảo Thái Bình Dương, Singapore, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Myanmar, Trung Quốc và Madlives. Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) vừa phân loại sâu hại này như một loại côn trùng hại dừa nguy hiểm và là mối đe dọa đối với tiểu bang Kerala, Ấn Độ. Ngay khi sâu hại này xuất hiện ở Kerala thì nó đã tạo ra một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn so với cuộc tấn công của côn trùng hại dừa Eriophyd – đây là sâu hại đã tàn phá hàng ngàn cây dừa trên khắp tiểu bang này. Và thật khó để tiêu diệt được loài sâu hại dừa này. Mức báo động chung đã được cảnh báo đối với các nhà khoa học nông nghiệp để tìm ra biện pháp tiêu diệt sâu hại dừa này.

Mặc dù các điều kiện kiểm dịch đều đã được đặt tại các chốt kiểm dịch nhưng thật khó để có thể kiểm tra được hết tất cả các phương tiện vận chuyển và hành lý xách tay. Nhiều du khách có thể mang theo trứng, ấu trùng hoặc côn trùng trưởng thành trong cơ thể của họ. Việc vận chuyển những cây dừa kiểng từ các nước đã bị nhiễm dịch bệnh là nguyên nhân chính gây lan rộng dịch bệnh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Vì thế, việc thông qua các biện pháp kiểm dịch nghiêm khắc vừa được đề xuất để khống chế việc nhập khẩu các nguyên liệu trồng, đất và các chất liệu hữu cơ từ các nước đã nhiễm dịch bệnh.

(UCAP Bulletin)
Nguồn: APCC tháng 2 năm 2015

CPCRI báo động đỏ về sự xâm nhập của sâu hại dừa

14:20 |
Viện Nghiên cứu cây trồng trung ương (CPCRI) vừa báo động đỏ đối với sự xâm nhập của 03 loại sâu hại dừa đang tàn phá nhiều cây dừa trên khắp cả nước.


sâu hại dừa
ảnh minh họa

Sâu hại dừa, cho đến nay vẫn là vấn nạn đối với Maldives, Myanmar, Indonesia và Philippines, là Brontispa longissima, Aspidiotus rigidus và Wallacea sp., và nhiều sâu hại dừa khác. Giám đốc CPCRI P. Chowdappa cho biết: sâu hại dừa có thể tấn công sự an toàn sinh học của cả nước nếu chúng tấn công vào Ấn Độ bởi vì hiện không có biện pháp khống chế hay hóa chất nào có thể khống chế hiệu quả những sâu hại dừa này. Ông đã yêu cầu các hải cảng, sân bay, các cơ quan kiểm dịch và Cục Nông nghiệp và Rau quả cần có những cảnh báo và báo cáo về bất kỳ những gì có liên quan đến các loại sâu hại dừa này cho CPCRI. “Bất cứ sâu hại dừa nào xâm nhập vào cũng đều sẽ là thảm họa bởi vì chúng sinh sản rất nhanh trong thời gian rất ngắn".

Các quy trình kiểm dịch nghiêm khắc cần được thực hiện tại các sân bay và hải cảng để kiểm tra bất kỳ sự xâm nhập nào của những sâu hại dừa này thông qua những cây dừa kiểng hoặc các nguồn gen dừa khác. Chúng có thể lan rộng thông qua những cuộc vận chuyển các cây dừa kiểng và nhiều nguyên liệu trồng dừa khác xuyên biên giới. Brontispa longissima đã gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho sản lượng tại Maldives, Myanmabr và Indonesia, ảnh hưởng đến ngành du lịch từ dừa cũng như sự an toàn trong nghiệp sống của nông dân trồng dừa. Sự tấn công của Aspidiotus rigidus cũng đã gây nhiều tổn hại đáng kể cho ngành dừa của Philippines. “Theo cuộc khảo sát được thực hiện bởi ICAR-CPCRI tại miền nam và Little Andamans cho thấy, sự xuất hiện của một sâu hại dừa mới Wallacea sp. đang tấn công những cây dừa giống tại các vườn ươm dừa. Sâu hại dừa này không thể tồn tại ở những cây dừa trưởng thành nhưng chúng có thể xâm nhập và lan rộng tại những vườn ươm dừa bị bỏ hoang, không được chăm sóc và cũ; và loài sâu hại dừa này đã được tìm thấy ở Indonesia".

Ông Chowdappa cho biết: nếu Brontispa longissima và Aspidiotus rigidus tấn công vào những cây dừa thì lá của những cây dừa sẽ bắt đầu cháy khô và cây dừa không thể sống nổi. Trong khi đó, nếu Wallacea sp. tấn công thì lá của những cây dừa sẽ chuyển sang màu vàng và không thể phát triển được.

Theo Hiệp Hội Dừa Bến Tre

Giải pháp để cây dừa Việt Nam vươn ra thế giới

18:30 |
UBND Tỉnh Bến Tre vừa phối hợp với Hiệp hội dừa Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức hội thảo “Cây dừa Việt Nam – Giá trị và tiềm năng”, tại Tp. HCM.


Theo thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2013 thì kim ngạch xuất khẩu dừa lên đến gần 50 triệu USD 

“Dừa là cây trồng kinh tế đồng thời là biểu tượng văn hóa tâm linh gắn bó lâu đời tại hơn 20 quốc gia ở châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Giá trị vô hình của cây dừa không chỉ là văn hóa, lịch sử mà còn có tác dụng rất lớn trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay vì dừa là loại cây thích nghi được ngập mặn nên được chọn là cây thay thế các loại cây trồng khác” - bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam chia sẻ.
Theo thống kê nước ta có khoảng 150.000 ha dừa, đứng thứ tư sau cao su, điều, cà phê. Tháng 5-2011, cây dừa được công nhận trong danh mục giống cây trồng quốc gia. nhưng trên thực tế tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm dừa hiện còn rất manh mún, thiếu khoa học và lạc hậu.
Hiện nay cây dừa đã trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cộng đồng trong lĩnh vực trồng, chế biến và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người dân, thu hút nhiều ngoại tệ trong xuất khẩu và đầu tư. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2013 thì kim ngạch xuất khẩu dừa lên đến gần 50 triệu USD.
Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, cây dừa đã có mặt ở nước ta từ nhiều ngàn năm trước, trong đó dấu vết cây dừa hóa thạch có niên đại khoảng 2600 năm trong di chỉ văn hóa Óc Eo tại Gò Tháp, tỉnh Đồng Tháp.
Hội thảo đã thu hút hơn 60 nhà khoa học trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau trình bày tham luận về giá trị thực của cây dừa và tiềm năng phát triển loại cây này ở Việt Nam. Các đại biểu tham dự hội thảo cũng bàn thảo nhiều giải pháp, để tăng hiệu quả của việc trồng dừa, nâng cao đời sống người nông dân trồng dừa, hỗ trợ thêm thông tin cho doanh nghiêp sản xuất, kinh doanh và tiềm hướng đi mới để cây dừa Việt Nam vươn ra thế giới mang về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.