Vựa Dừa Xiêm Bến Tre Ngọc Lài Mang Đến Sự Tươi Mát Cho Bạn Vựa Dừa Xiêm Bến Tre Ngọc Lài Mang Đến Sự Tươi Mát Cho Bạn
9/10 10 bình chọn

Làng nghề dệt chiếu

16:51 |
Qua cầu Rạch Miễu theo QL60, đến vòng xoay ngã tư Tân Thành rẽ phải theo đường tỉnh 884 du khách đi khoảng hơn 9km, hay từ TP. Bến Tre đi đường bộ 12km sẽ đến làng nghề dệt chiếu An Hiệp ở ấp Thuận Điền – xã An Hiệp – Châu Thành. Hay du khách có thể đến làng nghề dệt chiếu Nhơn Thạnh nằm ở vùng ven thành phố Bến Tre. Ngay ngã tư Tân Thành du khách theo đường tránh QL60 qua cầu Bến Tre 2, qua xã Mỹ Thạnh An là sẽ đến địa phận xã Nhơn Thạnh. Ở huyện Mỏ Cày Nam cũng có làng nghề dệt chiếu bằng cây cói rất nổi tiếng ở xã Thành Thới B, du khách cứ theo QL60 qua Cầu Hàm Luông đi tiếp khoảng trên 25km theo hướng đi Trà Vinh là đến nơi.

nghe det chieu

Đối với Bến Tre, nghề dệt chiếu cũng xuất hiện khá sớm, diễn ra quanh năm tại nhiều làng trong xã và thường bắt đầu từ tháng giêng đến hết tháng chạp âm lịch. Tuy vậy, hoạt động sản xuất chiếu thường nhộn nhịp vào những tháng cuối năm, bởi thời gian này, người dân trong tỉnh và những tỉnh thành lân cận thường mua những chiếc chiếu mới, có hoa văn trang trí đẹp về sử dụng trong gia đình, chùa chiền, đền miếu,… Đối với nghề dệt chiếu, phụ nữ được xem là những người thợ chính, bởi họ có sự nhẫn nại và đôi bàn tay mềm mại, tài hoa, nên họ có thể dệt những chiếc chiếu đẹp, bền chắc trong thời gian nhanh nhất. Lát là nguyên liệu chính của nghề dệt chiếu. Do điều kiện khí hậu nên lát được trồng nhiều ở các địa phương trong tỉnh như xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre; An Hiệp, Châu Thành; riêng xã Thành Thới B, Mỏ Cày Nam thì nguyên liệu lấy từ cây cói. Những năm trước đây, người dân làng nghề dệt chiếu sử dụng nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng chiếu ngày càng nhiều nên phải mua lát từ các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp về để sản xuất. Sản phẩm của nghề dệt chiếu được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước, từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ Bắc vào Nam. Người thợ dệt chiếu có thể bán trực tiếp cho người dân trên địa bàn hoặc bán cho những người gánh chiếu bán dạo ở các địa bàn lân cận. Ngoài ra, sản phẩm của làng nghề dệt chiếu còn được xuất khẩu ra nước ngoài. 

Dừa sáp Trà Vinh muốn ngon phải ăn đúng cách

16:45 |
Dừa sáp Trà Vinh nức tiếng xa gần bởi sự ngon lạ và cái giá phải trả cho một quả dừa lên tới tiền trăm.

Làng triệu phú dừa sáp Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, một quả dừa sáp bằng 70 quả dừa thường, đến Trà Vinh mà không thưởng thức dừa sáp thì đúng là phí cả chuyến khám phá Tây Nam Bộ... Đó là những thông tin tôi được được nghe nhiều người nói về thứ dừa rất đặc biệt này.

Tìm hiểu kỹ hơn, tôi khám phá ra rất nhiều điều thú vị về quả dừa trứ danh đất Trà Vinh này. Đầu tiên phải giải thích qua đôi chút về tên dừa sáp. Đó là một giống dừa sống trên đất Trà Vinh, nơi mà nhiều người nói dừa ngon và đúng chất nhất là ở Huyện Cầu Kè trong tỉnh.

dừa sáp trà vinh

Dừa sáp Trà Vinh.Ảnh minh họa

Dừa sáp rất dày cùi, ngoài lớp cơm dừa giống như dừa bình thường, dừa còn có một lớp "sáp" chính là lớp cơm dừa dày ra "hút" lấy nước dừa tạo thành sáp xôm xốp, deo dẻo. Có những quả dừa sáp khi bổ ra lớp cơm trắng ngần lan hết quả dừa, chỉ còn sót lại một ít nước sền sệt y như quả dừa xiêm người ta làm thạch.

Thực ra nếu nhìn bằng mắt thường, chẳng thể phân biệt được đâu là dừa sáp, đâu là dừa thường. Cái này phải do những người trồng dừa lâu năm chọn lựa. Dừa sáp cũng là một giống dừa riêng biệt, tuy nhiên, điều khá lạ, không phải quả của cây dừa sáp nào cũng đặc ruột. Một buồng dừa sáp trên 10 trái thì chỉ có 2-3 trái dừa sáp là "sai" quả rồi.

Căn cứ hình dạng, màu sắc trái tại Trà Vinh hiện có năm giống dừa sáp: dừa sáp tròn, dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp vỏ xanh, dừa sáp vỏ vàng.

dừa sáp

Nhìn bề ngoài, thật khó phân biệt dừa sáp với dừa thường.

Mặc dù được trồng khá rộng rãi, nhưng vì cả cây dừa mới có vài trái lên sáp dày nên trái dừa sáp thành ra rất độc đáo và quý hiếm. Không phải lúc nào cũng có thể mua được. Do vậy, giá của trái dừa sáp này cũng cực đắt, rơi vào khoảng từ 120.000-150.000 đồng/trái. Có thời điểm khan hiếm lùng được một trái dừa sáp có giá lên tới 250.000-400.000 đồng/trái.

Nếu là người địa phương khác, nhất là ở các tỉnh xa, với giá đó để thưởng thực một đặc sản có một không 2 tại Trà Vinh thì cũng không quá túi tiền. Nhưng nếu so sánh với vùng đất dừa, khi chỉ với vài nghìn đồng bạn cũng đã được thưởng thức một trái dừa ngọt ngon mát lịm thì giá của dừa sáp quả đáng suy nghĩ.

Nhưng quả thật 1 điều: đắt sắt ra miếng, ai đã từng nếm thử vị thơm ngon và lạ của món dừa này dù phải trả giá cao cũng quyết mua bằng được mang về làm quà sau chuyến đi dông dài khám phá miền Tây Nam Bộ.
Ậy vậy, ăn món dừa này lại không hề đơn giản! Nó không dành cho kẻ khát cháy cổ đang thèm nước uống, hay đút căng bụng no bớt cơn đói dọc đường gió bụi. Cũng không dành cho kẻ tò mò xem trái dừa này như thế nào mà đắt gấp vài chục lần quả dừa bình thường.

Bạn đừng tưởng tượng bổ đôi quả dừa (nhớ vẫn phải để một cái bát hứng nước vì nhiều quả nước dừa nhiều vẫn chưa lên sáp hết), dùng một chiếc muỗng hay thìa mà ăn lấy lăn để. Ăn xong rồi mà như không tin vào miệng mình: dừa sáp là đây sao, ngon tới mức cứ tưởng mình đang ăn... nến!

Nếu bạn ăn dừa sáp giống như nạo cùi dừa thông thường bạn sẽ thất vọng vì nó chẳng khác nào bạn đang ăn... nến.

Thì đúng, tên gọi món này nôm na chính là "dừa nến". cái sáp deo dẻo mềm mềm ấy đúng là ăn không chẳng khác gì nến. Theo khoa học thì tinh chất dầu dừa cũng để trộn làm nến. Vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn nhận xét nó giống nến.
Thế là bạn ức vì nghe báo chí ca tụng, nghe kẻ khác truyền miệng, bị trí tò mò kích thích để ăn một thứ vài trăm ngàn mà lại không bằng một quả dừa 2.000 đồng no căng bụng và mát lịm cuống họng.

Nhưng bạn ơi, bạn đã sai lầm khi thưởng thức món dừa này chưa đúng cách. Món này muốn ngon nhất phải nạo ra làm sinh tố. Phải thêm ít đường, ít sữa, ít đá bào vào thì thôi rồi, nó tuyệt ngon. Theo nhiều du khách đã "kinh" qua thì khi hút hết ngụm đầu tiên của món sinh tố dừa sáp này đầu lưỡi tê đi vì vị mát, cuống họng thì ngọt lịm, còn mũi thì như... nức ra bởi mùi thơm ngào ngạt, beo béo.

Vậy đó, ai khi uống xong cốc sinh tố dừa với giá 20.000 đồng đều đồng loạt "móc" hầu bao xách về một quả dừa với giá gấp đến chục lần cốc sinh tố để làm quà, chia sẻ với họ hàng người thân về thứ đặc sản này.

Tại Trà Vinh, bạn bắt gặp rất nhiều hàng bán dừa sáp ở Cầu Kè, họ treo lủng lẳng những trái dừa để làm hiệu. Khi mua bạn nhớ quan sát qua hình dáng như miêu tả bên trên. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên nói chủ quán bổ luôn cho bạn, nếu bên trong ruột dày, phần sáp xốp lên như bánh kem, phần cùi còn ngậm nước thì sền sệt như món thạch thì đúng là dừa sáp chính hiệu.

Nguồn : carviet.com


Dầu dừa nào tốt nhất?

11:29 |
Có người nói rằng dầu dừa của hãng sản xuất này tốt hơn của hãng kia vì lượng acid lauric cao hơn. Điều này có đúng không?


dầu dừa

Chất béo và dầu gồm những phân tử béo đưọc gọi là acid béo. Tính chất của từng loại chất béo hay dầu được quyết định bởi số luợng và loại acid béo của nó. Thành phần chính yếu của dầu dừa là acid béo chuỗi trung bình (ABctb). Điều này làm cho dầu dừa khác hẳn những loại chất béo khác, cũng làm cho dầu dừa trở nên tốt cho sức khỏe cách lạ thường.

ABctb cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe: chúng được tiêu hoá cách dễ dàng và nhanh chóng, tăng cường năng lượng, điều hòa lượng đường trong máu, ngừa ung thư, và nhiều lợi ích khác. Một trong những đặc tính xuất sắc nhất của dầu dừa là khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virút và nấm gây bệnh. Do những đặc tính kháng sinh này mà dầu dừa được dùng như thuốc kháng vi khuẩn, kháng virút, và kháng nấm tự nhiên. Vì dầu dừa là thực phẩm, nó không gây hại gì cho chúng ta, trái lại nó hữu hiệu trong việc tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật gây bệnh.

Mặc dù có nhiều loại acid béo sở hữu đặc tính kháng sinh, ABctb là loại hiệu lực hơn cả. Acid lauric, một trong những loại ABctb, có hiệu lực kháng sinh mạnh nhất.

Trung bình, dầu dừa có khoảng 47% acid lauric. Vì acid lauric sở hữu năng lực kháng sinh mạnh nhất nên có người lý luận rằng dầu dừa có lượng acid lauric càng cao, thì dầu đó càng hiệu lực nhiếu hơn. Có những nhà sản xuất tự hào quảng cáo dầu của họ có lượng acid lauric cao hơn những nơi khác, cho nên dầu của họ tốt hơn. Để làm gia tăng luợng acid lauric, nhà sản xuất có khi còn tìm cách sử dụng hoá chất hay biến đổi gen làm thay đổi chất lượng dầu dừa .
Người ta tranh luận rằng dầu chứa 48 hay 49% acid lauric tốt hơn dầu chứa chỉ 47%. Liệu 1% hay 2% này có thể gây nên sự khác biệt không? Không đâu. Con số nhỏ này không nghĩa lý gì cả.

Vả lại tỉ lệ phần trăm có thể khác nhau và thực sự có khác nhau, ngay từ một nhà sản xuất. Lượng acid béo chứa trong dầu sẽ khác nhau tuỳ theo tuổi của trái dừa ( gìa hay non), sự thay đổi mùa, đất trồng, v.v...Ngay cả cùng một mẻ dầu làm ra, tháng này xét nghiệm có 49% acid lauric, nhưng tháng sau xét nghiệm lại, nó xuống còn 46%. Công ty có giấy chứng nhận dầu chứa 49%, nhưng phần lớn dầu họ bán có thể chỉ chứa 46%. Vì thế bạn không thể tin vào điều hãng sản xuất khai báo.

Một câu hỏi khác: Dầu dừa chứa một lượng acid lauric cao đáng kể 55% hay hơn thì sao? Nó có đem lại lợi ích nhiều hơn không?

Dầu dừa gồm có 10 loại acid béo khác nhau. Hầu hết chúng đều sở hữu đặc tính kháng sinh. Từng loại có đặc tính riêng và tác động tới vi sinh vật cách khác nhau. Acid béo loại này rất hữu hiệu trong việc tiêu diệt những loại vi khuẩn nào đó, trong khi acid béo loại khác thi hữu hiệu hơn trong việc diệt virút hay những loại vi khuẩn khác. Acid lauric có đặc tính kháng sinh hiệu lực nhất trong tất cả 10 loại acid béo, nhưng nó vẫn không giữ vị trí số một đối với mọi loại vi sinh vật. Acid caprylic hay acid capric có khả năng tốt hơn trong viếc tiêu diệt loại vi sinh vật nào đó. Tất cả những loại acid béo hợp lại hoạt động cùng một lúc sẽ cho hiệu quả toàn diện lớn nhất không ngờ được. Cần lưu ý là hoạt động tổng hợp cùng một lúc này hữu hiệu hơn là tổng số từng hoạt động của acid béo riêng lẻ cộng lại. Dầu dừa chứa 10 loại acid béo khác nhau. Đây là cách hoạt động của thiên nhiên trong cấu trúc của nó.

Khi bạn tìm cách tăng số phần trăm của một acid béo, chẳng hạn acid lauric, bạn sẽ giảm số phần trăm của loại khác. Vậy bạn phải loại một hay vài loại acid béo nào? Bạn muốn lấy ra acid caprylic hay capric? Lấy ra một acid béo có giảm hiệu quả toàn diện của dầu dừa không? Ngay cả khi bạn gia tăng lượng của acid béo mạnh nhất, lấy ra khỏi hay giảm lượng của acid béo khác thì sẽ làm giảm bớt hiệu quả kháng sinh toàn diện của dầu dừa . Khi bạn làm xáo trộn kết cấu của thiên nhiên thì kết quả không luôn luôn dự đoán được hay không được như mong ước.

Và hiệu quả của dầu dừa cho các vấn đề khác của sức khỏe như tiêu hoá, cung cấp năng lượng, điều hoà lượng đường trong máu, v.v.. ra sao? Việc thay đổi lượng acid béo ảnh hưởng như thế nào đến những tình trạng này? Acid lauric không tiêu hóa dễ dàng như acid caprylic hay capric. Vậy tăng lượng acid lauric bằng cách giảm lượng những acid béo này sẽ giảm lợi ích của dầu cho việc tiêu hoá. Những lợi ích khác cho sức khỏe cũng có thể mất đi.

Cho nên tôi không để ý đến mánh khoé của thị trường về lượng acid lauric.
Còn nữa, dầu dừa có lượng acid lauric cao vẫn có thể chưa đạt phẩm chất tốt. Lựa chọn dầu dừa có chất lượng tốt không cần chú ý đến lượng acid lauric, mà là đánh giá qua hương vị thơm ngon, và khi nuốt thấy dễ dàng không có cảm giác nhờn nhợn buồn nôn, khó chịu là dầu tốt.

Người dịch: Kim Tuyến

Mối nguy hiểm từ nhộng tằm, đuông dừa

18:03 |
"Mốt" ăn côn trùng đang khá phát triển ở Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh miền Tây có món đuông dừa ngâm nước mắm không phải ai cũng dám thử khi chúng vẫn còn sống ngoe nguẩy.


Nhộng tằm, đuông dừa nhiều đạm, lành tính
Nhộng tằm, đuông dừa nhiều đạm, lành tính

Theo bác sĩ Cao Thị Thanh Hương, Phó giám đốc Trung tâm Thừa kế Ứng dụng, Hội Đông y Hà Nội, các món ăn từ nhộng (ong, kiến, tằm…) có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đáng kể nhất là hàm lượng đạm (ví dụ 100 g nhộng cung cấp 13 g protein), caxi và vi khoáng… Do đó, côn trùng dễ dàng trở thành nguồn dược liệu và thực phẩm bổ dưỡng quý giá.

Người ta đã dùng những loại côn trùng này để chế thành thuốc trị suy dinh dưỡng ở trẻ em (nhờ hàm lượng canxi và phốt pho dồi dào). Người già, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết, bản thân nhộng tằm, sâu dâu, đuông dừa lành, không chứa độc tố. Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) từng khuyến khích mọi người nên ăn côn trùng. Ở nước ta, mặc dù chưa có những khuyến cáo tương tự nhưng hiện nay, mốt ăn côn trùng đang rất phát triển.

Nguy cơ ngộ độc

Tuy nhiên ông Thịnh cũng lưu ý rất nhiều trường hợp bị ngộ độc, thậm chí mất mạng vì côn trùng. Nhưng nguyên nhân từ bên ngoài, chứ không phải do bản thân con nhộng.

Thứ nhất, côn trùng có chứa một số chất gây dị ứng, vì vậy những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng dễ gặp hiện tượng này. Đó là lý do nhiều người cùng ăn nhưng có một vài người bị dị ứng hoặc ngộ độc.

"Khi bị ngộ độc côn trùng, nếu còn tỉnh táo, cần tự gây nôn (có thể sử dụng cách uống nhiều nước). Trường hợp nặng, hoặc hôn mê cần để bệnh nhân nằm nghiêng sang bên phải. Đối với những người khó thở và thở yếu cần hô hấp nhân tạo tùy theo các biểu hiện của bệnh nhân. Sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời" - bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai.
Biểu hiện của dị ứng thức ăn là nổi mề đay, phát ban từng vùng hoặc khắp người gây ngứa, người nôn nao khó chịu, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... sau khi ăn. Do đó, những người trước đó hay bị dị ứng với thức ăn nên cân nhắc khi dùng thử.
Thứ hai, chúng ta có thể bị ngộ độc khi ăn phải các loại côn trùng chết. PGS Thịnh cho biết, không riêng nhộng tằm, đuông dừa, những loại động vật khác như lợn, gà, chó… khi chết đều tiết ra những chất có thể gây độc. Nếu ăn các món này tại các nhà hàng, bạn không thể biết mình có ăn phải côn trùng chết hay không.

Ngoài ra, người sử dụng có thể bị ngộ độc hóa chất ngâm các loại côn trùng. Chẳng hạn để nhộng căng, đẹp mắt, người bán hàng thường ngâm chúng trong natri sunfit. Nếu hàm lượng chất này trên 30 mg/kg rất dễ gây ngộ độc.

Để phòng vệ, các loại cây sẽ tiết ra những chất độc chống lại sự tấn công của côn trùng. Các chất này ngấm vào cơ thể của côn trùng và khiến người sử dụng có thể bị trúng độc.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng không nên sử dụng nhộng tằm nghi ngờ để lâu, ôi hỏng, không rõ nguồn gốc. Những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi thưởng thức món này. Tốt nhất, bạn không ăn hoặc chỉ nên ăn thăm dò trước.

Theo Zing

Hàng trăm cây dừa bị đầu độc

15:08 |
Nhiều vườn dừa đang cho trái bỗng vàng lá, dần chết khô. Trên thân cây có nhiều lỗ thủng, mùi thuốc diệt cỏ bốc ra nồng nặc.
Những ngày gần đây, người dân các ấp An Định Cầu, An Định Giồng và Tân Định (xã Tân Bình, huyện Càng Long, Trà Vinh) đang lo lắng vì hàng trăm cây dừa từ 6 đến 10 năm tuổi, bị kẻ xấu đầu độc.


dừa xiêm bến tre

Nhiều cây trong vườn dừa một hộ dân chết khô, rủ lá vì thuốc diệt cỏ. Ảnh: Cửu Long

Ông Phạm Văn Tươi ở xã Tân Bình cho biết, 100 cây dừa trong vườn nhà ông đang cho trái thì 37 cây đã chết, 50 cây khác đang vàng lá, rụng trái, sắp chết. Chỉ các lỗ thủng trên thân cây đang bốc mùi thuốc diệt cỏ nồng nặc, ông nói: “Gia đình sống nhờ vào vườn dừa, mỗi tháng thu được 4-5 triệu đồng nhưng dừa đang chết dần, gia đình sẽ khó khăn”.

Còn ông Nguyễn Văn Ngoan ở ấp An Định Cầu cho hay, nhiều tháng nay, vườn dừa nhà ông có 50 cây rụng trái, héo lá và chết dần. “Ban đầu, tôi cũng nghĩ như các hộ dân là dừa bị bệnh. Kiểm tra kỹ, phát hiện thân cây có vết khoan, được trám lại bằng đất sét. Khi cạy lớp đất, mùi thuốc diệt cỏ xông ra, thân dừa xì nhựa”, ông nói.


cây dừa bến tre
Người dân cho rằng, kẻ xấu đã khoan lỗ trên thân dừa, đổ thuốc diệt cỏ vào. Ảnh: Cửu Long

Thống kê sơ bộ của xã Tân Bình, hơn 200 cây dừa đã chết, nhiều cây khác đang trong tình trạng héo rũ.

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở nông nghiệp tỉnh Trà Vinh cho biết, Sở đã kiểm tra cho thấy dừa chết là do kẻ xấu đầu độc. “Tôi đã đề nghị cơ quan chức năng sớm tìm ra thủ phạm để bà con an tâm”, ông Hiền nói.

Thiếu tá Trần Thanh Tuấn, đội phó Đội Cảnh sát triều tra tội phạm về trật tự xã hội và ma túy huyện Càng Long cho biết: “Vụ việc khá phức tạp và chúng tôi đang tập trung làm rõ”.

Cửu Long
Theo Vnexpress

Cách làm thạch sương sáo nước cốt dừa thơm mát tại nhà

16:20 |
Sương sáo là một món ăn rất phổ biến trong những ngày hè nóng nực này và hôm nay mình sẽ giới thiệu đến với các bạn món sương sáo nước cốt dừa mát lạnh, béo ngậy và thơm phức này nhé.


Ảnh minh họa

Nguyên liệu:
- 1 gói bột sương sáo 50g

- 1/2 lon nước cốt dừa
- 100g đường trắng, nước.



Cách làm:
Bước 1: Cho 50g bột sương sáo và 100g đường (có thể tăng giảm tùy độ ngọt mình muốn) vào 1 xoong, dùng thìa khẽ trộn đều tránh bột bay tung tóe. Cho từ từ 1 lít nước vào nồi khuấy đều, nhẹ tay đến khi bột tan hết. Chú ý điều chỉnh lượng nước tăng/giảm khoảng 100ml tùy theo bạn muốn sương sáo mềm hay cứng. Sau khi bột tan hết ngâm khoảng 10 phút.


Bước 2: Bắc bếp đun sôi, vừa đun vừa khuấy đều đến khi bột sánh đặc lại, tiếp tục đun và khuấy đều khoảng 3-4 phút nữa.


Bước 3: Đổ ra khuôn hoặc hộp đựng, để bên ngoài cho nguội, sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh cho đông cứng lại.


Bước 4: Sau khi thạch đã đông cứng, lấy sương sáo ra khỏi hộp, dùng dao cắt thành những viên vuông nhỏ vừa ăn.


Bước 5: Cho sương sáo vào ly/cốc, thêm nước cốt dừa vào cùng, nước cốt dừa làm sẵn trong lon hơi nhạt nên nếu muốn ăn ngọt hơn bạn có thể thêm chút xíu đường vào cùng hoặc chút đá bào.
Những ngày hè nóng nực được thưởng thức một ly sương sáo cốt dừa vừa đã khát lại thanh nhiệt, từng miếng sương sáo mềm mượt, thơm man mát hòa quyện trong vị béo ngậy của nước cốt dừa tạo nên sức hấp dẫn riêng cho món ăn này.
Chúc các bạn thành công với cách làm sương sáo nước cốt dừa dễ chế biến này nhé!


Theo xaluan.com

Đại gia Dũng "lò vôi" bỏ tiền tỷ hỏi mua cây dừa 3 ngọn chữa bách bệnh

12:33 |
Thông tin về một cây dừa 3 ngọn chữa bách bệnh được đại gia nước ngoài trả giá 1 triệu USD (khoảng hơn 20 tỷ VND) đang gây xôn xao dư luận. Vậy thực hư thông tin này là như thế nào?

Thời gian gần đây, trên địa bàn TX Bình Long (Bình Phước) người dân đồn nhau về khả năng trị bệnh của cây dừa 3 ngọn nhà ông Thượng Văn Nhãn (58 tuổi), Trưởng ấp Phú Hòa 2, P.Phú Đức, TX Bình Long.

Nhiều người thêu dệt uống nước quả dừa 3 ngọn có thể chữa lành bệnh tiểu đường, đau lưng, nhức mỏi... và cây dừa được các nhà khoa học ở Bờ Biền Ngà chào mua 1 triệu USD (!?).

Đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hay cơ quan chức năng nào xác định cây dừa nhà ông Nhãn có khả năng đặc biệt đó hay không. Nhưng theo ghi nhận tại địa phương thì có rất nhiều trường hợp khẳng định đã khỏi bệnh viêm gan, dạ dày, trĩ... khi uống nước từ trái cây này.

Mỗi ngày có hàng chục người tìm về đây để mong được tận mắt chứng kiến và uống nước dừa để hết bệnh. Dù cho việc này là có thật thì trong mắt mọi người cây dừa có 3 ngọn này đang được "thần thánh hóa". Trong khi đó, nhiều người cho rằng, nước dừa chữa khỏi bệnh có thể chỉ là sự trùng hợp, khi người bệnh đang dùng thuốc Tây, Đông y. Hay nói cách khác, việc này chỉ mang lại sự ổn định về tâm lý và ít nhiều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Tuy nhiên, cũng vì những "tác dụng chữa bách bệnh" như lời thêu dệt của dư luận mà cây dừa 3 ngọn này được thổi giá lên đến tiền tỷ, khiến gia đình ông Nhãn cũng gặp rất nhiều rắc rối.

Theo lời kể của ông Nhãn, sau khi có tin đồn cây dừa 3 ngọn chữa trị được bệnh, nhiều người có ý định muốn được sở hữu. Có một doanh nghiệp đã đến chào mua với giá 400 triệu đồng nhưng gia đình ông không bán.

Vào đầu năm 2010, phía Công ty Khu du lịch Đại Nam (tỉnh Bình Dương) của đại gia Dũng "lò vôi" có xuống thương lượng, xin đổi chiếc xe ô tô 7 chỗ giá gần 1 tỷ đồng để lấy cây dừa 3 ngọn trên mang về làm triển lãm nhưng ông Nhãn cũng không đồng ý.

"Cây dừa 3 ngọn trên luôn mang lại niềm vui và may mắn cho gia đình nên tôi xem đây là phước lộc trời ban tặng. Hơn nữa, thấy nhiều người bảo nước dừa ở cây này có thể chữa được nhiều bệnh nên dù ai trả giá cao thế nào thì gia đình cũng không bán. Hễ ai đau ốm, có nhu cầu thì tôi hái biếu vài trái. Thấy họ khỏi bệnh, tôi cũng vui mừng", ông Nhãn giải thích.

Thông tin trên báo Thanh niên, ông Nhãn, cho biết thêm “Nước của quả dừa ở 3 ngọn có vị khác nhau. Quả dừa ở ngọn thứ nhất, nước có vị ngọt mát, đậm đà; ngọn thứ hai nước nhạt hơn, không đậm đà bằng và ngọn thứ ba nước nhạt, hơi chua. Cây dừa có quả quanh năm, vào mùa khô quả ít hơn mùa mưa”.

Theo ông Nhãn, cây dừa này thuộc giống dừa thường (dừa ta), được gia đình trồng vào năm 1978. Vào năm 1998, cây dừa bị bệnh chết ngọn; nhưng vài tháng sau, cây thân dừa mọc 3 ngọn, các nhánh đều phát triển nhanh, to và dài như nhau. Hiện cây dừa cao khoảng 12m, đường kính gốc khoảng 30 cm. Đoạn từ gốc lên chạc 3 nhánh dài khoảng 4,5m, từ chạc đến ngọn mỗi nhánh dài khoảng 7,5m.


Vào đầu năm 2010, phía Công ty Khu du lịch Đại Nam (tỉnh Bình Dương) của đại gia Dũng lò vôi có xuống thương lượng, xin đổi chiếc xe ô tô 7 chỗ giá gần 1 tỷ đồng để lấy cây dừa 3 ngọn trên mang về làm triển lãm nhưng ông Nhãn cũng không đồng ý.
Tuy nhiên, cũng từ khi cuộc ngã giá không thành, thông tin về giá trị của cây dừa lớn được lan truyền khiến cho vợ chồng ông mất ăn mất ngủ. Được biết, lúc đó có nhiều đối tượng xấu luôn rình mò quanh nhà ông Nhãn.

"Cách đây khoảng 2 năm, có những đối tượng lạ mật, đi xe hơi, xăm trổ đẩy mình, đến nhà tôi "mặc cả" mua lại cây dừa. Tôi bảo không bán thì bọn chúng dọa "xử" cả nhà, cả cây, khiến cho gia đình tôi rất sợ hãi", ông Nhãn cho biết.

Sau đó ông đã báo vụ việc lên chính quyền địa phương. Trước đây, cây dừa nằm ở góc vườn nhưng sau khi bị đám giang hồ cảnh báo, ông Nhãn đã di dời về ngay sân nhà và xây tường bao, gắn dây thép gai kiên cố để bảo vệ. Khi hỏi về việc cây dừa được một nhà khoa học ở Bờ Biển Ngà hỏi mua với giá 1 triệu USD, ông Nhãn cho biết đó là thông tin không chính xác.

"Tôi có người cháu ruột lấy chồng ở bên nước Bờ Biển Ngà. Mấy năm trước hai vợ chồng nó có về đây thăm chúng tôi. Mọi người không biết lại tưởng thằng rể Tây là nhà khoa học", ông Nhãn giải thích. Và cứ mỗi lần cây bị dư luận "thổi" giá là vợ chồng người nông dân này lại thêm hoang mang, lo lắng

Thông tin trên báo Đời sống & hôn nhân, ông Võ Thanh Huy, phó Chủ tịch UBND phường Phú Đức (thị xã Bình Long) nói: "Sau khi thông tin được bàcon đồn thổi, có rất nhiều người đã tìmđến xin nước dừa về uống. Tuy nhiênthực hư công dụng chữa bách bệnh của nước trái cây dừa này thì chúng tôi chưa xác định được. Cũng từ khi câyhồi sinh và có 3 nhánh, nhiều doanh nghiệp từ khắp nơi đã về đây chiêm ngưỡng. Nhiều người cũng ngỏ ý mua với giá gần tỷ đồng nhưng gia đình ông Nhân không bán".
Chuyên gia đông y nói gì

Lý giải về trường hợp cây dừa lạ này Lương y Lương Bình (Phòng khám chữa miễn phí cho mọi người ở chùa Thiên Phước, tỉnh Bình Dương) cho biết: Trái dừa được xem là loại quả "kỳ diệu" có gần như toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nước dừa non (mềm như thạch) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ trĩ, viêm đại tràng. Nước quả dừa còn non được các nhà khoa học gọi là nước khoáng thực vật và được dùng làm dịch truyền cho người mất nước trong thời chiến tranh.

Tuy nhiên, nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị nên cứ để nguyên quả mà uống. Tốt nhất là uống ngay khi vừa chặt, tránh thả dừa xuống đất. Mới đi nắng về, đang đói mệt không nên uống nước dừa, nhất là người đang có bệnh vì dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh... Trước khi thi đấu thể thao, không nên uống nước dừa. Bình thường, mỗi ngày chỉ nên uống một quả. Uống nhiều sẽ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm đá lạnh và uống vào chiều tối", lương y Bình khuyến cáo.

Nhân dừa khô có thể được ép thành dầu dừa. Qua nhiều nghiên cứu thực tiễn cho thấy, dầu dừa là lựa chọn ưu việt để dưỡng da mặt, tẩy trắng, dưỡng môi (khi bị nứt, khô), dưỡng ẩm toàn thân, dưỡng da tay, da chân, tẩy tế bào chết, dưỡng tóc- ngăn ngừa tóc khô và chẻ ngọn. Những mái tóc đen mượt óng ả của các cô gái Bến Tre đều được chăm chút hàng ngày từ dầu dừa. Lương y Bình cho biết: "Mỗi sáng ngậm một muỗng dầu dừa rồi nhai thật kỹ thì có thể phòng và chữa được nhiều căn bệnh". Dầu dừa có nhiều công dụng, nhưng phải biết cách dùng và tùy thuộc thể trạng từng người. Những người bị đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch, cao tuổi, tiêu chảy, suy nhược, phụ nữ mang thai... cần cẩn trọng khi sử dụng dầu dừa.

(St)

Năng suất - Chất lượng dừa Bến Tre và một số nước trong khu vực

18:26 |
Tóm tắt
Theo Hiệp hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương, Cây dừa được trồng ở 93 quốc gia vùng nhiệt đới với tổng diện tích 12,05 triệu ha vào năm 2010, trong đó diện tích dừa của các nước Châu Á – Thái Bình Dương là 10,62 triệu ha, chiếm 85,05%. Sản lượng cơm dừa khô thế giới 12,22 triệu tấn trong đó các nước Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 84,27%.


Diện tích dừa của Việt Nam chỉ bằng 4,2% diện tích dừa của Indonesia, 4,5% diện tích dừa của Philippines, 8,4% diện tích dừa của Ấn Độ, 40,5% diện tích dừa của Sri Lanka. Tuy nhiên, năng suất dừa bình quân của Việt Nam (dừa Ta Bến Tre) đạt 9.863 trái/ha/năm tương đương 1,9 tấn copra/ha, cao hơn mức bình quân của các nước thuộc Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC, chỉ đạt 0,9 tấn copra/ha), Philippines, Indonesia (0,85 tấn), Ấn Độ (1,1 tấn).
 Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất trong cả nước, chiếm 40% diện tích dừa của Việt Nam. Bến tre có đa dạng sinh học giống dừa bản địa với năng suất và chất lượng tốt như giống dừa Ta, dừa Dâu, dừa Xiêm, dừa Dứa. Năng suất bình quân của các giống dừa cao bản địa được tuyển chọn đạt > 60 quả/cây/năm, hàm lượng dầu đạt >65%. Một số giống dừa uống nước như dừa Xiêm, chất lượng ngon, ngọt (độ brix đạt >7%).
1. MỞ ĐẦU
Cây dừa, tên gọi khoa học là Cocos nucifera, thuộc chủng “var. typica” có thể tìm thấy ven bờ biển và sâu trong nội địa các nước nhiệt đới nằm giữa hạ chí tuyến và đông chí tuyến. Vì vậy, cây dừa có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. 
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về dừa từ giống, kỹ thuật trồng, bảo vệ thực vật và chế biến các sản phẩm từ dừa. Qua các thông tin thu thập từ nhiều nguồn: Các Hội nghị quốc tế về dừa được tổ chức trong nước cũng như nước ngoài, các lớp đào tạo tập huấn về dừa ở một số nước, các thông tin thu thập trên mạng, sự tích lũy kiến thức chuyên môn về cây dừa trong công tác nghiên cứu, chúng tôi xin được trình bày một số thông tin về dừa của một số nước trên thế giới và Việt Nam. Qua đó, cho thấy sự khác biệt về năng suất, chất lượng và tình hình sản xuất các sản phẩm từ dừa của Việt Nam và một số nước trong khu vực.
2. TÌNH HÌNH SẢN SUẤT DỪA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng dừa
Theo Hiệp hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương, Cây dừa được trồng ở 93 quốc gia vùng nhiệt đới với tổng diện tích 12,05 triệu ha vào năm 2010, trong đó diện tích dừa của các nước Châu Á – Thái Bình Dương là 10,62 triệu ha, chiếm 85,05%. Sản lượng cơm dừa khô thế giới 12,22 triệu tấn trong đó các nước Châu Á, Thái Bình dương chiếm 84,27% [APCC, 2011]
Trong các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Indonesia là nước có diện tích dừa 3,799 triệu ha và sản lượng dừa 3,247 triệu tấn lớn nhất, kế đến là Philippines diện tích 3,56 triệu ha, sản lượng 3,03 triệu tấn.
Cây dừa đóng một vai trò quan trọng trong các hộ gia đình ở các nước nhiệt đới. Có khoảng 70% dừa được tiêu thụ nội địa tại các nước sản xuất, hơn phân nửa là được tiêu thụ dưới dạng trái tươi. Phần còn lại được tiêu thụ ở dạng dầu thực vật hoặc dùng cho công nghiệp. Một cuộc nghiên cứu ở East Kalimantan, Indonesia cho thấy mỗi người tiêu thụ 7,5kg dầu dừa trong năm 2010 [APCC, 2011]. Sản lượng dầu đậu nành chiếm nhiều nhất trên thế giới (31%), dầu cọ 30%, dầu dừa chỉ chiếm 3%. 
2.2 So sánh năng suất và chất lượng dừa một số nước trồng dừa trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương
► Indonesia
Năm 2011, diện tích dừa của Indonesia là 3,799 triệu ha với sản lượng trái đạt 16,235 tỷ trái, sản lượng cơm dừa đạt 3,247 triệu tấn. Hầu hết các giống dừa được sử dụng là giống dừa cao. Giống dừa cao địa phương bắt đầu được tuyển chọn năm 1970, trong đó có một số giống dừa có hàm lượng dầu cao như Mapaget, Tenga, Bali, Palu, Sawarna, Riau, Igo Daku, và một số các giống địa phương khác.
Đối với các giống dừa lùn không được trồng trên diện tích rộng. Giống dừa lùn vàng Nias Yellow Dwarf (GKN) được sử dụng làm cây mẹ để lai tạo. Năm 1993, giống lùn vàng Nias được trồng 1.856 ha và sản xuất được 16 triệu trái giống. Tuy nhiên, sau 20 năm, các giống dừa lai này chưa mang lại năng suất cao như mong đợi. Các yếu tố môi trường không thích hợp cho sự phát triển các giống dừa lai. Hơn nữa, chi phí đầu tư, chăm sóc các giống dừa lai quá cao, người dân không đủ khả năng và họ thích trồng các giống địa phương hơn. Trong các giống dừa cao địa phương giống cao Bali và cao Palu có các chỉ tiêu năng suất hơn giống Tenga với trọng lượng cơm dừa tươi > 600g.
► Philippines
Năm 2011, diện tích dừa của Philippines chiếm 3,56 triệu ha với tổng số cây cho trái thu hoạch 341,3 triệu cây, sản lượng trái đạt 15,54 tỷ trái tương đương sản lượng cơm dừa đạt 3,03 triệu tấn. Philippines có 4 tổ chức nghiên cứu cây dừa một cách có hệ thống từ khâu giống, kỹ thuật trồng, bảo vệ thực vật và chế biến các sản phẩm từ dừa. Đặc biệt, về công tác chọn tạo giống dừa: Trường Đại học và Trung học Nông nghiệp Los Bagnos, Laguna (UPLB), Trường Nông nghiệp Visayas, Baybay (ViSCA), Trung tâm nghiên cứu dừa ở Davao (TRRC), Trung tâm nghiên cứu dừa ở Zamboanga (PCA). Những giống dừa địa phương cho năng suất cao như:
-          Nhóm dừa cao: Bago – Oshiro (Cao Hijo (HJT)), Baybay (BAY), Laguna (LAG), Macapuno (MAC), San Ramon (SNR), Tagnanan (TAG).
-          Nhóm dừa lùn: Catigan (CAT), Tacunan (TAC), Kinabalan (KIN), và dừa dứa (ARO)
Giống dừa cao Laguna và giống lai PCA 15-1 (Catigan x Laguna) cho năng suất và thu nhập cao nhất so với các giống dừa khác. Sau 11 năm trồng giống Laguna cho năng suất copra đạt 3,09 tấn/ha/năm, thu nhập US$ 945, giống lai (PCA 15-1) đạt 4,05 tấn/ha/năm, thu nhập US$ 1132. Kích thước và khối lượng cơm của giống dừa địa phương (476 – 534g) lớn hơn so với giống dừa lai PB 121 (229g). Giống dừa lai PB121 cho năng suất trái/ha/năm (14.426 trái) cao hơn giống dừa địa phương (13 941 trái).
Đánh gía chất lượng trái (FQV) cho thấy giống dừa cao địa phương (0,43)* và các giống dừa lai trong nước PCA 15-2, PCA 15-3 (0,45 – 0,46)* cao hơn so với giống dừa lai PB 121 (0,37)*. Hàm lượng dầu giống dừa cao địa phương (63,50%) và các giống dừa lai trong nước PCA 15-1, PCA 15-2, PCA 15-3 (62,9 – 64,30%) cao hơn so với giống dừa lai PB 121 (62,20%).
Phương pháp nuôi cấy phôi dừa thường được áp dụng đối với các giống dừa như dừa đặc ruột hay còn gọi là dừa sáp để nâng cao tỷ lệ đặc ruột.  Với phương pháp nhân giống ươm từ trái thì chỉ có 20 – 25% đặc ruột. Bằng phương pháp nuôi cấy phôi dừa có thể nâng tỷ lệ đặc ruột lên 75- 90%.
► Ấn Độ
Ấn Độ là nước sản xuất dừa lớn thứ 3 trên thế giới. Năm 2011, diện tích dừa của Ấn độ chiếm 1,903 triệu ha với sản lượng trái đạt 14,744 tỷ trái tương đương sản lượng cơm dừa đạt 2,1 triệu tấn. Cây dừa ở Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp. Có khoảng 5 triệu hộ dân trồng dừa, trong đó có 98% chiếm diện tích dưới 2 ha và ước tính có 10 triệu nông dân sống nhờ vào cây dừa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các giống dừa trồng phổ biến ở Ấn Độ như:
-          Nhóm dừa cao địa phương: West Coast Tall (WCT), East Coast Tal (ECT), Tiptur tall, Laccadive Ordinary, Andaman Ordinary. Các giống dừa này có trọng lượng copra bình quân 150 g/trái, hàm lượng dầu từ 66-70%.
-          Nhóm dừa lùn: có 3 giống dừa lùn: lùn xanh Chowghat (CGD) và lùn cam Chowghat (COD), xuất xứ từ vùng Kerala và Gangabondam, một giống lùn xanh xuất xứ từ vùng Andhra Pradesh.
Dừa Lùn cam Chowghat (COD) có thể tích nước 350ml, hàm lượng đường 7g/100ml, có hàm lượng Kali cao 2003ppm. Bên cạnh đó nhóm trung gian giữa dừa cao và dừa lùn như Laccadive Micro, Kappadam, Calangute, Nadora, Beaulim. Giống dừa lai có hàm lượng dầu cao (69 – 70%), năng suất trái/cây/năm từ 95 – 140 trái gấp 1,2 đến 2 lần so với giống địa phương (80 trái). Giống dừa lai có nhu cầu dinh dưỡng cao gấp 2 lần so với giống dừa cao địa phương.
► Sri Lanka
Năm 2011, diện tích dừa của Sri Lanka chiếm 395 ngàn ha với sản lượng trái đạt 2,909 tỷ trái tương đương 556 ngàn tấn cơm dừa. Năng suất bình quân 7.364 trái/ha/năm. Hiện nay, 70% cây giống cung cấp cho việc trồng lại và trồng mới ở Sri Lanka là từ các trái giống thu thập từ các cây mẹ được bình tuyển.Năm 1984, Viện Nghiên cứu dừa của Sri Lanka đã lai tạo ra các giống lai mới: CRIC 60 (Cao x Cao), CIRIC 65 (Lùn x Cao) có các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất vượt trội hơn so với giống địa phương. Giống lai CRIC 65 ra trái sớm (3 - 4 năm sau khi trồng), chịu hạn cao hơn so với giống địa phương, năng suất/trái/cây/năm (120 trái) gấp 3 lần so với giống địa phương.
► Trung Quốc
Năm 1997, diện tích dừa của Trung Quốc 30.000 ha trồng tập trung ở đảo Hải Nam. Năm 2011, diện tích tăng khoảng 50.000 ha. Dừa là cây trồng nhiệt đới quan trọng nhất ở Đông Nam, đảo Hải Nam Trung Quốc. Viện Nghiên cứu Dừa Trung Quốc (Coconut Research Institue CRI) đã xây dựng được tập đoàn giống dừa gồm 71 giống dừa trong nước và 32 giống dừa nhập nội. Giống dừa cao địa phương sinh trưởng tốt, chịu được bảo và thời tiết lạnh, trái to nhưng ít trái. Năng suất của giống dừa cao địa phương chỉ đạt 30 quả/cây/năm. Giống dừa lùn vàng được sử dụng làm vật liệu trồng trong lai tạo. Giống dừa Dứa được dùng uống nước. Giống dừa lai MAWA (còn gọi là PB 121) được trồng nhiều ở Đông Nam đảo Hải Nam và một giống lai WY78F1 được lai tạo thành công giữa Lùn vàng và Cao địa phương cho năng suất cao gấp 3-6 lần so với các giống khác. Giống dừa cao địa phương chiếm tỉ lệ 90%, nhiều nhất trong cơ cấu giống dừa Trung Quốc. Giống dừa lai chỉ chiếm 2%.
► Thái Lan
Từ năm 2000, diện tích dừa của Thái Lan đạt 325.000 ha nhưng năm 2011, diện tích dừa của Thái Lan chỉ còn khoảng 247.000 ha (theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương) với sản lượng trái đạt 1,186 tỷ trái tương đương 356 ngàn tấn cơm dừa. Công việc sưu tập và bảo tồn giống dừa Thái Lan được thực hiện từ năm 1965 tại Trung tâm Nghiên cứu Cây Ăn Quả Chumphon. Hiện nay, có 21 giống (10 giống dừa lùn và 11 giống dừa cao).
Nhóm dừa cao địa phương được trồng dọc theo bờ biển Thái Lan và phân ra làm 2 quần thể là Pak Chok (PKC) và Thalai Roi (TLR), có hình dạng trái trung bình, vỏ xơ dày, cơm dừa mỏng. Quần thể dừa cao giống Toddy, có hàm lượng đường cao dùng để chế biến làm thức uống đông cô, rượu. Bên cạnh, quần thể dừa lùn có nhu cầu rất lớn để phục vụ cho du lịch và giải khát như: Nam Hom (Dừa thơm), Thung Khled và Nok Koom.
Từ các giống dừa địa phương đã được lai tạo ra 3 tổ hợp lai mới: Chumphon Hybrid 60 (THT x WAT), Chumphon Hybrid No 2 (MYD x THT), Sawi Hybrid No 1 (MYD x WAT). Kết quả khảo nghiệm các giống dừa lai so sánh với giống dừa cao địa phương (THT) cho thấy: Giống lai PB121 có năng suất cao nhất, kế đến là Chumphon Hybrid 60, giống Chumphon Hybrid No 2 có năng suất tương đương với giống PB 121.
► Việt Nam
Cây dừa là cây lấy dầu đa niên quan trọng nhất ở Việt Nam, là cây trồng truyền thống của miền Nam Việt nam. Theo thống kê của APCC thì năm 1991 Việt Nam có 350.000 ha dừa (Coconut statistical yearbook 1991) đạt sản lượng 1.200 triệu quả, đến năm 2012 diện tích dừa Việt Nam chỉ có 145.000 ha (theo FAO Statistics). Lý do của sự sụt giảm diện tích dừa trong những năm qua là vì năng suất thấp, giá bán thấp lại luôn bấp bênh nên hiệu quả kinh tế của cây dừa không bằng các cây ăn quả khác. Chưa kể là từ cuối năm 1999 dịch bọ dừa (Brontisspa longissima Gestro) xuất hiện và gây hại trên toàn bộ diện tích trồng dừa. Đến nay, trên thực tế diện tích dừa tăng hơn nhiều và Việt Nam hiện có khoảng 160.000 ha dừa
Quần thể dừa địa phương rất đa dạng về chủng loại, bao gồm các giống dừa dùng để ép dầu như Ta, Dâu, Lửa … (chiếm hơn 80 % cơ cấu giống) và một số giống lấy dầu khác như Giấy, Bung. Các giống dừa uống nước cũng rất đa dạng, trong đó giống dừa Xiêm xanh, Tam Quan, Ẻo, đặc biệt là dừa Dứa rất được thị trường ưa chuộng.
Viện Nghiêm cứu Dầu và Cây có Dầu đã lai tạo trên 20 giống dừa lai. Các giống dừa lai PB121, JVA1 và JVA2 có các đặc điểm vượt trội hơn so với giống dừa địa phương. Thời gian ra hoa sớm hơn, chỉ sau 3 năm trồng, năng suất cao (>=150 quả/cây/năm), hàm lượng dầu cao (63-68%), phù hợp với công nghiệp chế biến. Các giống dừa này đã được Nhà nước công nhận tạm thời và cho phép sản xuất thử vào năm 2004.
Bên cạnh công tác lai tạo giống dừa mới, việc tuyển chọn cây đầu dòng cũng được thực hiện thường xuyên. Viện đã tuyển chọn hơn 27.000 cây dừa mẹ đạt tiêu chuẩn, tại các tỉnh có diện tích dừa tập trung từ vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đến vùng Đồng bằng Sông Cửu Long như: Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh,... Trong đó, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Bến Tre với khoảng 9.000 cây, năng suất đạt > 90 quả/cây/năm đối với giống dừa cao và đạt >100 quả/cây/năm đối với giống dừa lùn. Đây là nguồn cung cấp giống dừa tốt cho các địa phương, nhằm thay thế dần các giống dừa lão năng suất thấp.
Ngoài các giống dừa địa phương như Ta, Dâu, Xiêm, Ẻo..., Viện phối hợp cơ quan chức năng thông qua dự án DA15 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và dự án “Phát triển giống dừa giai đoạn 2001 – 2005” của Bộ Công Thương, nhập nội trên 12.000 cây dừa Dứa trồng thử nghiệm tại các Trung tâm của Viện và 13 tỉnh trong cả nước. Bến Tre trồng thử nghiệm nhiều nhất (17,5 ha tương đương 2.800 cây), tập trung tại huyện Giồng Trôm và Châu Thành. Hàm lượng glucid có trong nước dừa Dứa là 7,56 g/ 100 ml. Ngoài ra, năng lượng do nước và cơm dừa Dứa cung cấp cho cơ thể 131,022 joule/ 100ml (tương đương 31,3 Kcalo).
Sau quá trình nghiên cứu chọn tạo giống dừa, cho đến nay đã có 5 giống dừa được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho công nhận giống chính thức (bao gồm dừa Ta, dừa Dâu, dừa Xiêm, dừa Ẻo và dừa Dứa và 7 giống dừa được công nhận tạm thời (đó là Dừa Bung, Dừa Tam Quan, dừa Sáp, Dừa lai PB121, Dừa lai JVA1 và dừa lai JVA2). Từ những kết quả nêu trên, ngày 27/7/2011, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã ban hành thông tư số 51/2011/TT-BNNPTNT đã bổ sung cây dừa vào danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.
* Bến Tre
Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất cả nước với 63.000 ha (Cục Thống kê Bến Tre năm 2013). Trong đó, diện tích dừa cho trái chiếm 84% tương đương 53.507 ha, năng suất thu hoạch đạt 40.103 triệu trái/tháng. Bến Tre cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học các giống dừa. Các giống dừa chế biến công nghiệp như Ta, Dâu chiếm trên 85% cơ cấu giống dừa, năng suất từ 60-80 trái/cây/năm còn lại là các giống dừa lùn dùng để uống nước như Xiêm xanh, Xiêm lục, Ẻo, năng suất đạt từ 80-120 trái/cây/năm, riêng giống dừa Ẻo đạt 200-250 trái/cây/năm. Bên cạnh đó, còn có các giống có giá trị kinh tế cao như dừa Dứa, dừa Sáp (còn gọi là dừa Đặc ruột), giá gấp 5-10 lần giống dừa Ta, Dâu.
Hiện nay, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu đang sở hữu một tập đoàn gồm 51 giống dừa tại Trung tâm Dừa Đồng Gò - Bến Tre, trong đó có 12 giống nhập nội và 39 giống thu thập từ các vùng đất khác nhau trong nước. Công tác tư liệu hóa và đánh giá nguồn gen của tập đoàn dừa này đang tiếp tục được thực hiện. Đã có 41 mẫu giống dừa đã được đưa vào danh mục nguồn gen cây dừa quốc tế (CGRD) (Võ Văn Long, (2003). Đây là nguồn vật liệu khởi đầu vô cùng quan trọng cho công tác chọn tạo giống dừa mới.
Giống dừa Ta Bến Tre có khối lượng trái to nhất tương ứng với khối lượng cơm dừa nặng nhất (tỷ lệ cơm dừa/trái lột vỏ là 39%). Đặc biệt cả phần xơ dừa và gáo dừa cũng phù hợp cho công nghiệp chế biến. Dừa Dâu Bến Tre có các thành phần kém hơn so với dừa Ta nhưng lại có số trái/cây cao hơn (bình quân 60 trái so với 70 trái) nên cho năng suất cơm dừa tương đương hoặc cao hơn dừa Ta. Giống dừa Ta Bến Tre và dừa Dâu Bến Tre qua tuyển chọn có năng suất cao hơn giống dừa địa phương của Trung quốc (chỉ đạt 30 quả/cây/năm) và tương đương với năng suất quả của giống dừa cao Tagtanan (70 quả/cây/năm) nhưng thấp hơn giống Laguna và Baybay (80-100 quả/cây/năm) của Philippines và giống West Coast Tall, East Coast Tall (80 trái/cây/năm) của Ấn Độ. Tuy nhiên, giống dừa Ta Bến Tre có hàm lượng dầu (65-67%) cao hơn giống Laguna và Baybay (63%) của Philippines.  
Kết quả phân tích trái dừa lai PB121 trồng tại Bến Tre cho thấy có thành phần trái tương tự dừa Dâu nhưng lại có ưu điểm nổi bật là năng suất trái/cây rất cao, có thể đạt trên 150 trái, hàm lượng dầu > 65%, năng suất copra/ha > 4 tấn. Điều này cho thấy năng suất quả và hàm lượng dầu của giống dừa lai PB121 trồng tại Bến Tre cao hơn năng suất quả và hàm lượng dầu của giống dừa lai PB 121 (106 trái/cây/năm; 62%) trồng tại Philippines.  
Các giống dừa uống nước của Bến Tre như Xiêm xanh, Xiêm lục của Bến Tre có chất lượng nước rất ngọt (Brix = 7-9%), rất được thị trường ưa chuộng.
3. NHẬN XÉT
- Diện tích dừa của Việt Nam chỉ bằng 4,2% diện tích dừa của Indonesia, 4,5% diện tích dừa của Philippines, 8,4% diện tích dừa của Ấn Độ, 40,5% diện tích dừa của Sri Lanka. Tuy nhiên, năng suất dừa bình quân của Việt Nam (dừa Ta Bến Tre) đạt 9.863 trái/ha/năm tương đương 1,9 tấn copra/ha, cao hơn mức bình quân của các nước thuộc Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC, chỉ đạt 0,9 tấn copra/ha), Philippines, Indonesia (0,85 tấn), Ấn Độ (1,1 tấn).
- Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất trong cả nước, chiếm 40% diện tích dừa của nước Việt Nam. Bến Tre có đa dạng sinh học giống dừa bản địa với năng suất và chất lượng tốt như giống dừa Ta, dừa Dâu, dừa Xiêm. Năng suất bình quân của các giống dừa cao bản địa được tuyển chọn đạt > 60 quả/ cây/ năm, hàm lượng dầu đạt >65%. Các giống dừa uống nước của Bến Tre như Xiêm xanh, Xiêm lục của Bến Tre có chất lượng nước rất ngọt (Brix = 7-9%), rất được thị trường ưa chuộng.
CHÚ THÍCH:
*  Chỉ số giữa khối lượng cơm/khối lượng trái không nước.
Theo Hiệp Hội Dừa Bến Tre

Cẩm nang du lịch 'vương quốc dừa sáp' Trà Vinh

13:39 |

Ngoài những miệt vườn sông nước sum xuê cây trái, cồn nổi ven biển... Trà Vinh còn nổi bật nhờ bản sắc văn hóa phong phú, kết hợp từ 3 dân tộc Kinh, Khơ Me và Hoa.

Trà Vinh nằm trong khu vực các tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Với địa hình thuận lợi trên, du khách không chỉ tới Trà Vinh mà còn có thể kết hợp chuyến đi đến các vùng khác.
Thời gian du lịch
Thời điểm du lịch đẹp nhất là từ tháng giêng đến tháng 5 âm lịch, tháng 10 âm lịch (lễ hội Ok Om Bok).
Phương thức di chuyển
Trà Vinh cách trung tâm TP HCM 145km, nên du khách có thể di chuyển dễ dàng bằng xe khách. Các hãng xe như Tấn Cường, Thanh Thủy, Kim Hoàng, Định An… chạy tuyến đường Hồ Chí Minh - Trà Vinh có giá từ 100.000 đến 150.000 đồng.
Địa điểm lưu trú
Nhà nghỉ, khách sạn tại Trà Vinh không có nhiều nơi quy mô hoành tráng, tuy nhiên phòng ốc sạch sẽ, an toàn, giá cả phải chăng. Giá cho một đêm dao động từ 240.000 đến 580.000 đồng.
Một số khách sạn đáng tin cậy để du khách lựa chọn như: Cửu Long, Thanh Trà, Gia Hòa 1, Lưu Luyến, Hoàng Phúc… Đặc biệt vào các dịp lễ hội du khách nên đặt phòng trước, tránh tình trạng không tìm được nơi trọ.
du lịch trà vinh

Quang cảnh xanh mát của ao Bà Om. Ảnh: Wiki.
Điểm tham quan hấp dẫn
Ao Bà Om: Tọa lạc tại phường 8, thành phố Trà Vinh, Ao Bà Om là điểm tham quan nổi tiếng và thu hút du nhiều khách thập phương đến với Trà Vinh. Ao dài 500m, rộng 300m được xung quanh bởi những cây sao, dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổim. Bên cạnh việc tham quan, chụp ảnh thưởng ngoạn khung cảnh trong lành nơi đây du khách sẽ được nghe kể về sự tích ra đời của ao.
Biển Ba Động: bãi biển trải dài hàng chục km trên 3 xã của huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Biển Ba Động đang trở hành một điểm đến lý tưởng của du khách bởi sự hoang sơ, bãi cát dài cùng những hàng dương chạy dọc theo bờ biển. Đến đây, du khách có dịp thưởng thức các loại đặc sản như dưa hấu Ba Động, nghêu Nhà Mát, tôm sú Cồn Cù, đuôn Chà là, cá kèo kho gợt ... với giá cả phải chăng.
Khu du lịch sinh thái Rừng Đước: cách bãi biển Ba Động không xa, huyện Duyên Hải còn được thiên nhiên ban tặng một khu rừng đước rộng hơn 200ha. Với trên 20 năm tuổi đời, khu du lịch là nơi bảo tồn, tái tạo các loại động vật hoang dã bao gồm thú rừng, chim muông và thủy hải sản đặc trưng của vùng trước nguy cơ cạn kiệt.
bien-ba-dong-4834-1417767783.jpg
Biển Ba Động lúc bình minh. Ảnh: Phạm Tỵ
Chùa Hang: một trong những ngôi chùa đẹp nhất Trà Vinh. Cách trung tâm thành phố Trà Vinh 5km theo quốc lộ 54, cổng chùa giống như một cái hang nên người dân nơi đây gọi là chùa Hang. Ngôi chùa rộng 10ha thuộc phái Phật giáo Nam tông Khơ Me, Chùa chiếm vai trò quan trọng về đời sống và tinh thần đối với người dân nơi đây.
Bên cạnh các điểm tham quan nổi bật trên, du khách còn có thể đến thăm Chùa Âng, Chùa Cò, Chùa Vàm Rây....
Lễ hội truyền thống
Lễ hội Nghinh Ông: được xem là lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu ở Trà Vinh diễn ra vào tháng 5 âm lịch, bày tỏ lòng biết ơn của ngư dân đối với đất trời, biển cả cũng như cầu cho một mùa đi biển mới mưa thuận gió hòa, tôm cá bội thu. Khách thập phương được dịp tham gia các trò chơi truyền thống như đi cà kheo, xem hát bội, đua thuyền…
Lễ hội Chôl Chnăm Thmây: Lễ Tết lớn nhất trong năm của người Khơ Me diễn ra giữa tháng 3 âm lịch. Lễ hội đánh dấu năm mới, tuổi mới với nhiều điều may mắn, mùa vụ bội thu và được kéo dài trong 3 ngày. Ngày thứ nhất (Chôl sangkran Chmây) mọi người chuẩn bị quần áo đẹp và lễ vật lên chùa làm lễ rước đại lịch.
Ngày thứ hai (Wonbơf) làm lễ dâng cơm cho các nhà sư và đắp núi cát biểu lộ cầu mưa, cầu phúc cho mọi người. Ngày thứ 3 (Lơm săk) làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư để cầu siêu cho những người đã mất, xin tha thứ cho những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ. Trong những ngày này bà con Khơ Me còn đi thăm hỏi, chúc sức khỏe với nhau và cùng tham gia các hoạt động như thả diều, đánh quay lửa…
Lễ hội Ok Om Bok: hay còn gọi là lễ Cúng Trăng diễn ra vào rằm tháng 10 âm lịch, là hội truyền thống lâu đời của đồng bào Khơ me. Người dân tổ chức lễ Cúng Trăng để tỏ lòng biết ơn đối với mặt Trăng - vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, đem lại sự ấm no.
Các hoạt động diễn ra tại lễ hội như thả đen gió, kéo co, đập nồi… Năm nay, lễ hội Ok Om Bok của người Khơ Me tỉnh Trà Vinh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
3-8204-1417681818.jpg
Mọi người đang chuẩn bị thả đèn trong lễ hội Ok Om Bok. Ảnh: Thinh Duy Quach.
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu: là một lễ hội dân gian truyền thống khá tiêu biểu của cộng đồng người Hoa trên đất Trà Vinh tổ chức ngày 14 và 15 tháng giêng hàng năm tại chùa Ông Bảo huyện Trà Cú cách thành phố Trà Vinh 45km.
Lễ hội còn có tên gọi khác là Cúng Ông Bảo, một vị thần cai quản sức khỏe, tính mạng con người. Nghi thức được tiến hành trong khung cảnh huyền bí, linh thiêng luôn được hàng ngàn người trẩy hội chờ đón.
Ẩm thực
Dưới đây là 3 món ăn nổi bật mà du khách nên thử một lần khi đến với mảnh đất dừa sáp Trà Vinh.
Chù ụ rang me: Đây là đặc sản của vùng Ba Động. thuộc họ nhà cua. Chù ụ được làm sạch, bỏ lên chảo dầu, hành, tỏi đập dập, cho nước cốt me vào và nêm nếm sao cho có vị chua ngọt vừa ăn. Thịt chù ụ rất chắc, vỏ giòn ngon chứa nhiều can-xi. Đây là món ăn rất phù hợp với người thích đồ biển. Ngoài ra người Trà Vinh còn làm các món chù ụ kho nghệ, xào hành, hấp bia...Một đĩa chù ụ rang me dành cho 2 người ăn có 6 - 7 con với giá từ 60.000 đến 70.000 đồng.
Cháo ám: Cháo nấu từ cá lóc, cá phải tươi, mập đem luộc và gỡ từng miếng, bỏ xương rồi xào với hành thơm. Trứng cá lóc đánh nhuyễn rồi mới cho vào nồi cháo nấu từ nước luộc cá. Cá nguyên liệu kèm có cả hành khô, tôm khô, mực khô nướng. Cháo ám cần có mắm nêm ngon đã được pha, tương hột đâm nhỏ, ớt bỏ hột bằm nhuyễn, xào sền sệt với tỏi, cho thêm tiêu xay, đậu phộng rang giã nhỏ. Đặc biệt, các loại rau sống xắt nhuyễn, hành ngò, giá trụng và bánh tráng mè nướng giòn bóp vụn. Giá một tô cháo ám từ 20.000 đến 25.000 đồng.
Bánh canh Bến Có: Ngoài thịt heo, món ăn này còn có cật, gan, tim, bao tử, lưỡi, móng, tai heo… mỗi loại đều mang vị ngon riêng và tạo sự hòa hợp chung trong món ăn. Không quá cầu kỳ nhưng nước dùng ninh từ thịt, xương heo và đảm bảo độ trong, người ta có thể nhìn rõ từng sợi bánh canh trắng nõn, hành xanh mướt, tiêu hạt nhuyễn rắc phía trên với vài lát ớt tô điểm cho món ăn đẹp giản dị. Bánh canh Bến Có giá giao động khoảng 20.000 đến 25.000 đồng một tô.
Quà mua về
Du khách có thể mua sắm cho mình và người thân các món quà mang đậm hương vị mảnh đất Trà Vinh như: tôm Khô Vinh Kim, rượu Xuân Thạnh, dừa sáp Cầu Kè, bánh tét Trà Cuôn...
VnExpress

Dáng đứng mới của cây dừa Bến Tre

12:44 |
Với chủ đề “Cây dừa Việt Nam hội nhập và phát triển”, lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần 4-2015 (từ ngày 7 đến 13-4) là dịp để tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về trồng dừa và chế biến dừa của Bến Tre với bạn bè trong và ngoài nước…

Trước đây từng có tên gọi Festival dừa (lần thứ 3-2012) nhưng lần này được gọi lễ hội để thực hiện đúng theo tinh thần mới của Bộ VH-TT-DL về tổ chức lễ hội, tránh hình thức, lãng phí. Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH-TT-DL, Phó Trưởng ban thường trực Ban tổ chức lễ hội dừa Bến Tre lần 4-2015 chia sẻ thêm: “Từ 2015, lễ hội này được tổ chức 4 năm/lần thay vì 3 năm như trước”.

cây dừa bến tre

Khách du lịch quốc tế tìm hiểu các sản phẩm làm từ dừa của Bến Tre

Điểm nhấn của lễ hội năm nay là lễ khai mạc và hoạt động ngày hội quê dừa. Lễ khai mạc tổ chức tại sân vận động của tỉnh với chủ đề “Cây dừa Việt Nam hội nhập và phát triển” với chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn minh miệt vườn, đất nước và con người Bến Tre, về cây dừa Việt Nam, cây dừa Bến Tre hội nhập, phát triển hướng tới tương lai.
Ngày hội quê dừa là hoạt động mới, mang tính cộng đồng, sẽ diễn ra khắp 164 xã, phường, thị trấn nhằm giới thiệu rộng hơn, sâu hơn tiềm năng thế mạnh, đặc trưng của cây dừa Bến Tre và cũng để tôn vinh những người, lĩnh vực liên quan đến cây dừa.
 
* Các sản phẩm dừa Bến Tre chiếm hơn 15% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, có mặt trên 68 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lễ hội lần này giúp cây dừa Bến Tre có dáng đứng mới trong xu thế hội nhập hôm nay bởi sự tham gia của một số nước là thành viên Hiệp hội Dừa thế giới, các tỉnh có thế mạnh về cây dừa (10 tỉnh), các doanh nghiệp trồng, chế biến, xuất khẩu dừa và người nông dân trồng dừa.

Đường phố Bến Tre thời đểm này đã rạo rực, sôi động không khí đón ngày hội lớn. “Lễ hội dừa với quy mô cấp quốc gia nên công tác chuẩn bị đã sớm được triển khai, từ giữa năm 2014. Dù không gian lễ hội được mở rộng hơn nhưng tất cả đã sẵn sàng”, ông Huỳnh Văn Hùng vui mừng thông báo.
Phát huy nét độc đáo của lễ hội dừa lần trước, “Con đường dừa” lần này được gia công đầu tư nhiều hơn, chạy dài trên 2km từ cầu Hàm Luông đổ vào nội ô thành phố tạo ra “không gian dừa” đặc sắc, sau lễ hội có thể tiếp tục sử dụng phục vụ du khách. Con đường ẩm thực chạy dọc đường Hùng Vương ven sông với gian hàng các địa phương trong ngoài vùng, làm nổi hơn tính độc đáo của từng món ăn, ẩm thực từng địa phương, vùng miền.
Tuần lễ Văn hóa - Du lịch có nhiều hoạt động sôi động như hội thi sáng tác thơ, xây dựng các ấn phẩm giới thiệu Đất và Người của xứ sở Dừa; triển lãm các sản phẩm dừa và hội chợ thương mại; hội thi thời trang dừa; tham quan các vườn dừa mẫu; các tour du lịch sinh thái sông nước miệt vườn; trò chơi cho các nhà nông trồng dừa; hội thảo ứng dụng khoa học kỹ thuật vào ngành dừa, cây dừa với sức khỏe con người… Triển lãm ảnh với chủ đề biển, đảo quê hương được ban tổ chức rất quan tâm, chú ý.

VŨ THỐNG NHẤT

Chọn giống dừa nào để trồng cho hiệu quả kinh tế cao

19:03 |
Dừa là loại cây lâu năm, có thể sinh trưởng, phát triển 50-60 năm, sinh sống tại vùng nước lợ. Có một số giống dừa cho năng suất cao như giống dừa dâu cho năng suất thu hoạch khoảng 90-120 trái/năm, dừa ta thu hoạch khoảng 70-100 trái/năm. Nếu chọn giống dừa từ cây dừa mẹ không tốt, ít trái, trái nhỏ. Mặc dù cây dừa mẹ cho trái khá nhưng nằm trong quần thể vườn dừa có nhiều cây ít trái lân cận, nó đã thụ phấn chéo, bị lai và cho trái ít.


chọn giống dừa

Chọn giống dừa:
Khi trồng dừa, việc đầu tiên phải nghĩ đến là chọn giống. Đây là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại cho mảnh vườn dừa, gắn liền gần suốt một đời người. Qua thực tế nhận thấy ở nhiều vùng trọng điểm trồng dừa của tỉnh (vùng lợ), hàng năm bị nước mặn 4‰xâm nhập 3-4 tháng nhưng nhiều giống dừa phát triển rất tốt, năng suất cao, chứng tỏ các giống dừa thích hợp nhiều ở vùng nước lợ. Khi chọn giống chúng ta cần phân biệt có hai nhóm giống là dừa cao và dừa lùn.
Giống dừa cao gồm có dừa ta (xanh, vàng); dừa dâu (xanh, vàng); dừa bung. Dừa ta, dừa bung thường có gốc to, đường kính gốc 0,6-0,7m, thân to khoảng 0,30m, cây cao 20-25m, tuổi thọ 50-60 năm, cho trái to hơn dừa dâu, thường 8-12trái/tháng, đến khi dừa lão vẫn cho trái ổn định, gốc rễ chắc chắn, có thể chịu được gió bão. Nhóm dừa này thụ phấn chéo hoàn toàn nên trái cũng bị lai hoàn toàn.
Dừa dâu thường có gốc nhỏ, khoảng 0,5-0,6m, thân nhỏ khoảng 0,25m, cây cao 10-15m, tuổi thọ 35-45 năm, cho trái nhỏ hơn dừa ta, thường 12-15trái/tháng, nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi dừa dâu có thể giảm năng suất. Khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn, trống cổ. Nhóm dừa này (gần như nhóm trung gian giữa dừa cao và dừa lùn) vừa có thụ phấn chéo nhưng vừa có tự thụ phấn, khi ra trái vẫn cho trái giống bị lai, rõ ràng khi trồng ra từ một giống nhưng cho các cây trái màu xanh, màu vàng..
Giống dừa lùn bao gồm dừa xiêm (xanh, đỏ, lục, núm); dừa ẻo (xanh, vàng); dừa Tam Quan; dừa Mã Lai, dừa dứa (loại trái nhỏ),… thường có đường kính gốc khoảng 0,35m, cây cao 10-12m, tuổi thọ 25-35 năm, trái nhỏ, thường 12-15trái/tháng. Nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi nhóm dừa này cũng cho trái rất nhỏ, khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn. Nhóm dừa này tự thụ phấn hoàn toàn nên rất ít khi bị lai.
Ngoài ra, hiện có các giống dừa lai nhân tạo do Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dừa Đồng Gò (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm) sản xuất như:
- PB 121: Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Tây Phi.
- PB 141: Dừa lùn xanh Ghiné xích đạo x Cao Tây Phi.
- JVA 1: Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Hijo.
- JVA 2 : Dừa lùn đỏ Mã Lai x Cao Hijo.
Các giống này cho trái 3-4 năm sau khi trồng, năng suất 100-150trái/cây/năm, cây thấp dễ thu hoạch, chịu hạn tốt, có khả năng kháng sâu bệnh.
Cách chọn giống
Chọn cây dừa mẹ:
Tuổi cây mẹ: Giống dừa cao: Từ 15 - 30 năm.
Giống dừa lùn:Từ 10 - 15 năm.
Năng suất: Dừa cao: Từ 70-100 trái/cây/năm;
Dừa lùn: Từ 100-120 trái/cây/năm.
Thân phát triển bình thường, không dị dạng, sẹo lá khít, thân khỏe, mọc thẳng.
Chọn trái giống:
Tuổi trái: Khi vỏ trái đã khô.
Trái giống đều đặn, không dị dạng, không bị sâu bệnh.
Trồng dừa
Cây dừa là loại cây chịu ánh sáng hoàn toàn, không muốn cây khác che khuất, không thích bị lòn cuối dưới bóng cây khác, thích một khoảng đất rộng cao ráo đủ để sẵn sàng ra rễ, hút nước và dinh dưỡng, cung cấp lên ngọn, ra lá sum sê để quan hợp cùng ánh sáng mặt trời giúp cây lớn lên và phát triển, cho trái nặng quằn và vị ngọt thanh. Nhìn vào ngọn cây thấy lá ra đến đâu thì có thể rễ ra khoảng đấy, ngược lại thấy rễ ra chung quanh gốc ta biết lá vươn ra đến đâu. Do đó, ta dựa vào đặc điểm này mà xới đất bón phân, bồi bùn, bố trí khoảng cách trồng dừa hay trồng xen cho thích hợp. Dân gian có câu “Trồng dừa đừng cho giao lá”. Khoảng cách và mật độ trồng tùy theo điều kiện đất đai và giống dừa. Đối với loại đất tốt, nhóm dừa cao trồng cách khoảng 8,5m-9m, dừa lùn cách khoảng 6-7m. Với loại đất xấu, nhóm dừa cao trồng 7-8m, dừa lùn 5-6m. Nếu trồng xen các loại cây khác thì khoảng cách có thể thưa hơn khoảng 1m và cây trồng xen cách gốc dừa ít nhất là 2m.
Việc chăm sóc dừa cũng rất phức tạp và phải đúng cách. Liều lượng phân bón cho dừa tùy thuộc vào giống dừa và loại đất, có trồng xen hay không, màu lá trên cây dừa xanh biếc hay đã ngã vàng, nhưng có thể áp dụng công thức như sau:
Tuổi cây (năm) Loại phân (g/cây/năm)
  Đạm (Uréa)   Super lân  KCL (Kali)
1 150                   1.000      200
2 200                   1.000      200
3 300                   1.000      400
4 600                   1.000      600
5 800                   1.000      800

Trưởng thành
800-1.000                 1.000-1.500      800-1.000

Bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Có vài cách bón phân cho dừa. Thứ nhất, đào rãnh xung quanh gốc, cách gốc 1,5-2m, bón phân vào rãnh và lấp đất lại. Thứ hai là đào từ 10-12 lỗ xung quanh gốc, cách gốc 1,5-2m, sâu từ 10-15cm, bón phân xuống lỗ lấp đất lại. Ngoài ra, ta cũng có thể rải phân chung quanh gốc dừa sau đó bồi bùn vào đầu mưa.
Đối với những vùng đất cao nên tưới nước cho dừa vào mùa khô. Lúc cây mới trồng 1-2 tuổi hàng tháng phải xịt thẳng vào đọt một lần thuốc trừ bọ cánh cứng hại dừa, nếu không chúng cắn phá gây thiệt hại, mất sức dừa, chậm lớn ở tuổi còn non.

Cách làm mứt dừa lá dứa thơm ngon đẹp mắt

18:50 |
Nguyên liệu:
- Dừa bánh tẻ: 1 quả (khoảng 500g)
- Lá dứa: 1 mớ nhỏ
- Đường trắng: 170g

 
mứt dừa lá dứa

Cách làm:
Dừa bánh tẻ là dừa không quá non cũng không quá già, cùi rám nhưng bấm vào vẫn thấy mềm và còn nhiều sữa. Tránh mua dừa già vì khi sên xong ăn sẽ rất khô, không có vị béo ngọt của dừa.


 Mứt dừa lá dứa thơm ngậy, đẹp mắt - 2

Sau khi chọn được dừa bánh tẻ, các bạn gọt bỏ vỏ rám, nạo sợi dài rồi mang dừa đi rửa 2-3 lần nước ấm để dừa sạch bớt dầu. Để dừa ráo nước, các bạn cho dừa vào 1 âu to, cho toàn bộ số đường vào trộn đều.

 Mứt dừa lá dứa thơm ngậy, đẹp mắt - 3

Lá dứa các bạn rửa sạch, cắt ngắn, bớt lại 1 ít cho vào ướp cùng với dừa, phần còn lại cho vào máy xay nhuyễn cũng với nửa bát nước. Xay xong các bạn vắt lấy khoảng 100ml nước cốt lá dứa màu xanh đậm đặc.

 Mứt dừa lá dứa thơm ngậy, đẹp mắt - 4

Cho 70ml nước lá dứa vào ướp cùng với dừa và đường rồi để dừa ngấm màu xanh và đường trong khoảng 2h. Trong thời gian này thỉnh thoảng các bạn đảo đều để dừa ngấm đường và màu xanh lá dứa đều hơn

 Mứt dừa lá dứa thơm ngậy, đẹp mắt - 5

Sau 2h, đường tan hết và dừa ngấm màu xanh, các bạn cho dừa vào chảo, đun to lửa cho cạn bớt nước, khi dừa cạn gần hết nước thì các bạn cho nốt 30ml nước lá dứa còn lại vào sao cùng để dừa lên màu xanh non.

 Mứt dừa lá dứa thơm ngậy, đẹp mắt - 6

Sau đó các bạn hạ lửa thật nhỏ, đảo đều tay để dừa khô đều bám phấn trắng quanh miếng mứt dừa là được. Lúc này trông mứt dừa không xanh lắm do bám phấn đường nhưng khi để nguội mứt dừa sẽ lên màu xanh non rất đẹp mắt.
 Mứt dừa lá dứa thơm ngậy, đẹp mắt - 7
 Mứt dừa lá dứa thơm ngậy, đẹp mắt - 8
 Mứt dừa lá dứa thơm ngậy, đẹp mắt - 9
Thành phẩm có thể bảo quản trong túi nilon hoặc lọ thủy tinh khô
Sau khi mứt dừa khô ráo hoàn toàn, các bạn đổ ra khay cho dừa nguội, nhặt bỏ các miếng lá nếp rồi cho vào lọ thủy tinh hoặc đóng túi đi biếu, làm quà tặng cho bạn bè, người thân.
Mứt dừa làm xong có vị béo ngậy, ăn ngọt thanh vừa phải và thơm mùi lá dứa rất đặc trưng các bạn nhé
Theo Ngọc Dung (Infonet)